Bài soạn tham khảo số 4 - 5 Bài soạn Chí Phèo - Phần I: Tác giả Nam Cao (Ngữ Văn 11) hay nhất
Bố cục 2 phần + Phần I: Khái quát về tiểu sử + Phần II: Sự nghiệp văn học của Hướng dẫn soạn bài Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): * Tiểu sử - Trần Hữu Tri ( 1917- 1951), quê Hà Nam - vùng chiêm trũng, nông dân xưa nghèo đói, bị ức hiếp, đục khoét. ...
Bố cục
2 phần
+ Phần I: Khái quát về tiểu sử
+ Phần II: Sự nghiệp văn học của
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 142 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
* Tiểu sử
- Trần Hữu Tri ( 1917- 1951), quê Hà Nam - vùng chiêm trũng, nông dân xưa nghèo đói, bị ức hiếp, đục khoét.
- Sau khi học xong bậc thành chung, ông vào Sài Gòn làm báo, thất nghiệp, đi dạy học ở Hà Nội,về quê.
- 1943 tham gia Hội văn hóa cứu quốc, làm chủ tịch xã (1945), kháng chiến chống Pháp.Hy sinh 1951.
* Con người
- Thường mang tâm trạng u uất, bất hòa với XHTDPK. Thừơng luôn tự đấu tranh nội tâm để hướng tới những điều tốt đẹp.
- Có tấm lòng đôn hậu, yêu thương con người, nhất là những người bé nhỏ, nghèo khổ; gắn bó sâu nặng với bà con ruột thịt ở quê hương.
Câu 2 (trang 142 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của:
- Văn chương phải vì con người, phải trung thực, không nên viết những điều giả dối, phù phiếm.
- Tác phẩm VH phải có ý nghĩa XH rộng lớn sâu sắc, phải có nội dung nhân đạo sâu sắc.
- Người viết văn phải không ngừng sáng tạo, tìm tòi.
- Nhà văn phải có vốn sống phong phú thì mới viết được tp có giá trị.
Câu 3 (trang 142 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Viết về người trí thức nghèo: trăn trở bởi bi kịch tinh thần, giữa một bên là khát khao lí tưởng và thực tại.
- Viết về người nông dân: trăn trở, day dứt vì số phận bi thảm, bần cùng, bị tha hóa
Câu 4 (trang 142 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Nét chính trong phong cách nghệ thuật của:
- Đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần – con người bên trong của nhân vật.
- Có biệt tài phát hiện, miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật
- Lời văn đối thoại và độc thoại tinh tế, đặc sắc.
- Cốt truyện đơn giản đề tài gần gũi nhưng đặt ra những vấn đề sâu xa
- Giọng điệu lời văn: buồn thương, chua chát dửng dưng, lạnh lùng mà thương cảm, đằm thắm.