Bài soạn tham khảo số 4 - 6 Bài soạn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) (Ngữ Văn 11) hay nhất
Bố cục 3 phần Phần 1 (từ đầu đến “rồi sẽ liệu”): Tâm tư của quản ngục khi biết Huấn Cao sẽ bị áp giải đến Phần 2 (tiếp theo đến “trong thiên hạ”): Sự biệt đãi Huấn Cao của viên quản ngục và thái độ của Huấn Cao Phần 3 (còn lại): Cảnh cho chữ Nội dung bài học ...
Bố cục
3 phần
Phần 1 (từ đầu đến “rồi sẽ liệu”): Tâm tư của quản ngục khi biết Huấn Cao sẽ bị áp giải đến
Phần 2 (tiếp theo đến “trong thiên hạ”): Sự biệt đãi Huấn Cao của viên quản ngục và thái độ của Huấn Cao
Phần 3 (còn lại): Cảnh cho chữ
Nội dung bài học
Truyện ngắn khác họa thành công hình tượng nhân vật Huấn Cao, một con người tài hoa, khí phách và thiên lương, qua đó, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ lòng yêu nước kín đáo
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
+ Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao và viên quản ngục trong chốn ngục tù
+ Tác dụng: thúc đẩy cốt truyện phát triển, giúp nhân vật bộc lộ tính cách
Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
- Vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao:
+ Một người nghệ sĩ tài hoa : có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”.
+ Một con người có khí phách hiên ngang bất khuất
+ Một nhân cách, một thiên lương cao cả: Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp.
- Quan niệm của Nguyễn Tuân: Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.
Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Nhân vật quản ngục có:
- Tấm lòng biệt nhỡn liên tài
- Sự khát khao và trân trọng cái đẹp
Câu 4 (trang 114 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
• Phân tích cảnh cho chữ:
- Thời gian: đêm trước khi Huấn Cao ra pháp trường chịu án chém, khi chỉ còn “vẳng có tiếng mõ trên vọng canh”
- Địa điểm: trại giam tỉnh Sơn
- Không gian: buồng tối chật hẹp, ẩm ướt...
• Đây là "cảnh tượng xưa nay chưa từng có" vì:
+ Thân phận và hành động của người cho chữ và nhận chữ đặc biệt:
+ Xây dựng được các cặp phạm trù đối lập nhau
Câu 5 (trang 114 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
+ Bút pháp xây dựng nhân vật: lãng mạn lí tưởng hóa, miêu tả nhân vật giàu sức tạo hình
+ Bút pháp miêu tả cảnh vật: tương phản đối lập
+ Ngôn ngữ: giàu tính tạo hình, trang trọng, từ Hán Việt.
Luyện tập(trang 115 sgk Ngữ văn 11 Tập 1):
Cảm nghĩ về nhân vật Huấn Cao trên 3 luận điểm chính sau:
+ Một người nghệ sĩ tài hoa
+ Một con người có khí phách hiên ngang bất khuất
+ Một nhân cách, một thiên lương cao cả