Bài soạn tham khảo số 2 - 5 Bài soạn Chí Phèo - Phần I: Tác giả Nam Cao (Ngữ Văn 11) hay nhất
Câu 1 (trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1): Những điểm đáng chú ý trong: + Tiểu sử Nam Cao: - Sinh ra trong một gia đình nông dân, từng là một ông giáo trường tư. - Cuộc sống chật vật, sống lay lắt bằng nghề viết văn và gia sư. - Ông tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến ...
Câu 1 (trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Những điểm đáng chú ý trong:
+ Tiểu sử Nam Cao:
- Sinh ra trong một gia đình nông dân, từng là một ông giáo trường tư.
- Cuộc sống chật vật, sống lay lắt bằng nghề viết văn và gia sư.
- Ông tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến của dân tộc với tư cách là một phóng viên, nhà văn – chiến sĩ làm công tác báo chí, truyên truyền.
+ Con người Nam Cao:
- Nội tâm phong phú, luôn sục sôi.
- Luôn trăn trở, day dứt nội tâm.
- Khao khát vươn tới “tâm hồn trong sạch và mơ ước tới cảnh sống, những con người thật đẹp”.
- Là người nhân hậu, ấm áp, giàu yêu thương.
Câu 2 (trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao:
+ Nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, phải nhìn thẳng vào sự thật.
+ Nghệ thuật phải nói lên những điều lớn lao, mạnh mẽ, mang tầm nhân loại, phải có tư tưởng nhân đạo.
+ Nghệ thuật luôn là tìm tòi, sáng tạo, không cho phép lặp lại, cẩu thả.
Câu 3 (trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Viết về người trí thức nghèo: Nam Cao trăn trở, day dứt vì tấn bi kịch tinh thần của họ, sự chọn lựa giữa nghệ thuật, lí tưởng sống và gánh nặng cơm áo gạo tiền.
+ Viết về người nông dân: Nam Cao trăn trở, day dứt vì số phận bi thảm, đấu tranh giữa việc tha hóa và sống làm con người chân chính.
→ Ông luôn trăn trở về nhân phẩm.
Câu 4 (trang 142 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Nét chính trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao:
+ Đề cao con người tư tưởng, chú ý tới hoạt động tâm lý bên trong của con người.
+ Ngòi bút phân tích nội tâm tinh tế, sắc sảo.
+ Ngôn ngữ trần thuật đa thanh, đa giọng điệu.