Bài soạn tham khảo số 3 - 5 Bài soạn Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) (Ngữ Văn 10) hay nhất
Hướng dẫn soạn bài Bố cục: + Sáu câu thơ đầu: Khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc. + Hai câu thơ cuối: Tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh xung quanh. Câu 1 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng ...
Hướng dẫn soạn bài
Bố cục:
+ Sáu câu thơ đầu: Khung cảnh ở lầu Hoàng Hạc.
+ Hai câu thơ cuối: Tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh xung quanh.
Câu 1 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Nhan đề bài thơ là Lầu Hoàng Hạc nhưng ngoài sự xác định vị trí của lầu Hoàng Hạc ở “nơi đây”, toàn bài không nói gì về “lầu” cả. Tác giả đặt nhan đề như vậy nhằm nói đến mối quan hệ giữa người với người, giữa không gian, thời gian, giữa cảnh và tình,…
Câu 2 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Tất cả cảnh đều đẹp nhưng người lại buồn bởi lẽ: trước cảnh sắc hoàn mĩ ấy, nhà thơ nhận ra bản thân mình còn nhiều thiếu sót, nhiều khiếm khuyết. Bởi vậy nên ông thấy buồn, cảm thấy mình không xứng với cảnh đẹp tuyệt sắc trước mắt này, không xứng với những điều tuyệt mĩ ở thế giới ngoài kia.
Câu 3 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Quả đúng thực bài thơ có 56 chữ thì 55 chữ đều là bước "chuẩn bị" cho một chữ sầu. Chữ sầu đến như là một sự tất yếu, là kết quả của một quá trình soi ngắm, suy nghĩ, liên tưởng và tái tê trong lòng của con người. Bởi vậy con người cô đơn đứng tại nơi đây cũng khó có thể vui nổi. Không những thế, cảnh vật, không gian, thời gian,… và cả cái tình cảnh đặc biệt của nhà thơ (khách li hương) càng làm cho nỗi sầu thấm đẫm vào lòng người. Chữ sầu trong câu thơ cuối không phải là một sự xuất hiện bất ngờ nhưng nó chính là giọt sầu làm cho cả bát sầu kia tràn ra tất cả và vương vấn muôn nơi.
Câu 4 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Học thuộc lòng bài thơ