Bài soạn tham khảo số 2 - 5 Bài soạn Lầu Hoàng Hạc (Hoàng Hạc lâu) (Ngữ Văn 10) hay nhất
Câu 1 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Dụng ý của nhà thơ: là chuyện quan hệ giữa “người xưa” với “người nay”, giữa thời gian quá vãng và không gian mở rộng, giữa hư với thực, giữa cảnh với tình. Câu 2 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Cảnh đẹp nhưng “khiến người buồn” ...
Câu 1 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Dụng ý của nhà thơ: là chuyện quan hệ giữa “người xưa” với “người nay”, giữa thời gian quá vãng và không gian mở rộng, giữa hư với thực, giữa cảnh với tình.
Câu 2 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Cảnh đẹp nhưng “khiến người buồn” vì tác giả cảm nhận thấy:
- Bâng khuâng, buồn với triết lý nhân sinh: mất – còn, hiện tại – quá khứ, thực – mộng, vô hạn – hữu hạn, con người – cuộc đời…
- Trăn trở cuộc đời, nỗi lòng tha thiết với quê hương
- Tâm hồn không tìm được sự bình an.
- Mình đang khuyết thiếu một điều gì đó chưa được trọn vẹn.
- Cô đơn, lạc lõng, vô định trước thiên nhiên, cuộc đời rộng lớn, vạn biến.
- Hụt hẫng, nuối tiếc một vẻ đẹp quý giá đã qua đi và không bao giờ trở lại.
Câu 3 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Gợi ý: Đồng ý ý kiến 2:
Bài thơ có 56 chữ thì có 55 chữ đều chuẩn bị cho chữ “sầu” kết đọng trong tâm.
- Chữ “sầu” là tất yếu nhưng không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên
- Nó là kết quả của quá trình suy nghĩ, liên tưởng và tái tê trong lòng của con người
- Cảnh vật, không gian, thời gian đều nhuốm chữ “sầu”.
- Chữ “sầu” làm tràn ra tất cả và vương vấn muôn nơi.
Câu 4 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Học thuộc bài thơ