Bài soạn tham khảo số 2 - 6 Bài soạn Uy-lít-xơ trở về (Ngữ Văn 10) hay nhất
I. Tìm hiểu chung 1. Nội dung chính: Đoạn trích kể về cảnh gặp gỡ của hai vợ chồng Uy – lít – xơ sau hai mươi năm xa cách. Trong cảnh ấy các nhân vật đã thử thách lẫn nhau để tìm về hạnh phúc. Câu chuyện ngợi ca vẻ đẹp trí tuệ và khát vọng hạnh phúc của người Hi Lạp. Nó nhắc ...
I. Tìm hiểu chung
1. Nội dung chính:
Đoạn trích kể về cảnh gặp gỡ của hai vợ chồng Uy – lít – xơ sau hai mươi năm xa cách. Trong cảnh ấy các nhân vật đã thử thách lẫn nhau để tìm về hạnh phúc. Câu chuyện ngợi ca vẻ đẹp trí tuệ và khát vọng hạnh phúc của người Hi Lạp. Nó nhắc nhở ta tình cảm gia đình bao giờ cũng rất cao quý, thiêng liêng.
2. Ý nghĩa văn bản:
- Ca ngợi tình vợ chồng son sắt, thủy chung.
- Ca ngợi trí tuệ và đạo đức con người.
II. Đọc hiểu văn bản
Câu 1 (trang 52 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Bố cục: 2 phần
- Phần 1 (từ đầu…người kém gan dạ): Cuộc đối thoại giữa bốn nhân vật, Pê – nê – lốp chưa chịu nhận chồng.
- Phần 2 (còn lại): Vượt qua thử thách, Uy – lít – xơ được đoàn tụ cùng gia đình.
Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Tâm trạng của Uy – lít – xơ khi gặp lại vợ và gia đình:
+ Vui vẻ, mừng rỡ, vui sướng.
+ Bình tĩnh, sáng suốt.
+ Nhẫn nại mỉm cười với con trai.
- Cách ứng xử của chàng bộc lộ phẩm chất:
+ Cao quý: yêu thương vợ con, quê hương.
+ Nhẫn nại: bị Pê – nê – lốp dửng dung, thử thách mà không hề tức giận.
+ Khôn ngoan: hiểu được tấm lòng của Pê – nê – lốp, lo liệu trước mọi chuyện để đối phó với những kẻ cầu hôn vừa bị giết.
Câu 3 (trang 52 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Pê – nê – lốp “lòng vẫn rất đỗi phân vân” vì Uy – lít – xơ xuất hiện với bộ dạng của người hành khất, quần áo rách mướp…Nàng không muốn nhận nhầm chồng vì đó là điều tối kị của người Hi Lạp.
- Pê – nê – lốp đặt ra thử thách “bí mật của chiếc giường” cho thấy nàng là con người trí tuệ sắc sảo, thận trọng, bình tĩnh, tự tin và giàu lòng yêu thương.
Câu 4 (trang 52 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Cách kể của Hô – me – rơ qua đoạn trích thể hiện đặc trưng phong cách sử thi: chậm rãi, tỉ mỉ, trang trọng.
- Tác giả dùng cụm danh – tính từ để gọi nhân vật, khắc họa bản chất của nhân vật.
- Ở đoạn cuối, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh mở rộng và so sánh có đuôi dài.
III. Luyện tập
Câu 1 (trang 52 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Tổ chức diễn kịch cảnh “cảnh nhận mặt bằng phép thử bí mật của chiếc giường”.
Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Nhập vai kể lại cảnh:
Sau khi tiêu diệt hết bọn cầu hôn và cùng với con trai Tê – lê – mác trừng phạt lũ đầy tớ, ta hồi hộp đợi mong thời khắc Pê – nê – lốp nhận ra ta. Thế nhưng hôm ấy, ta ngồi đợi rất lâu nàng yên lặng bước vào và lặng thinh không nói. Trong lúc đang băn khoăn thì Tê – lê – mác lên lời trách mẹ. Nàng khẳng định với con trai nếu ta đúng là chồng nàng thật thì hẳn sẽ có những dấu hiệu riêng để nhận ra nhau. Ta trở về ngồi đối diện vớ Pê – nê – lốp trên chiếc ghế bành rồi nhắc nhũ mẫu Ơ – ri – clê chuẩn bị kê riêng cho mình một chiếc giường để ngủ. Nghe Pê – nê – lốp nói, ta bỗng nhắc lại tất cả bí mật về quá trình chế tác chiếc giường xưa. Vừa mới nói dứt lời, ta thấy Pê – nê – lốp chạy đến ôm chầm lấy cổ ta và nói lời yêu thương nghẹn ngào trong nước mắt. Ta ôm chặt nàng, người vợ xiết bao thân yêu, người bạn đời thủy chung sau bao nhiêu năm xa cách.