Bài soạn tham khảo số 2 - 5 Bài soạn Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ (Ngữ Văn 11) hay nhất
Câu 1 (trang 31 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): a, - Nội dung bác bỏ: Bác bỏ lối sống theo chủ nghĩa cá nhân, - Cách bác bỏ: dùng biện pháp so sánh và lí lẽ để bác bỏ. Tác giả so sánh lối sống cá nhân như là một khu vườn được chăm sóc cẩn thận nhưng lại không thể chống được bão ...
Câu 1 (trang 31 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
a,
- Nội dung bác bỏ: Bác bỏ lối sống theo chủ nghĩa cá nhân,
- Cách bác bỏ: dùng biện pháp so sánh và lí lẽ để bác bỏ. Tác giả so sánh lối sống cá nhân như là một khu vườn được chăm sóc cẩn thận nhưng lại không thể chống được bão táp. Do vậy, hạnh phúc cần phải được trải qua những gian nan, thử thách.
b,
- Nội dung bác bỏ: bác bỏ quan điểm kẻ sĩ không nên ra phụng sự công việc của thiên triều.
- Cách bác bỏ: tác giả đưa hàng loạt những lập luận có tính chất lựa chọn, để từ đó hướng người nghe đến những lựa chọn đúng đắn, hợp lí. Lời luận lập vừa rất chặt chẽ, lại vừa giàu cảm xúc. Vì thế tính thuyết phục của đoạn bác bỏ rất cao.
Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Gợi ý: Triển khai đoạn văn theo bố cục:
- Nêu ý kiến cần bác bỏ.
- Phân tích nguyên nhân
- Chỉ ra những tác hại của những nhận thức sai lệch.
- Đề xuất một vài suy nghĩ và hành động đúng đắn về vấn đề bàn luận.
Ví dụ bác bỏ quan niệm: Muốn học giỏi môn Ngữ văn cần chăm chỉ đọc nhiều sách, học thuộc thơ văn.
- Ý kiến bác bỏ: Nếu chăm chỉ đọc nhiều sách, học thuộc thơ văn thì chỉ làm cho kiến thức của chúng ta thêm phong phú chứ không thể rèn luyện tư duy, khả năng sáng tạo.
- Nguyên nhân: Quan niệm trên bắt nguồn từ những suy nghĩ phiến diện, rập khuôn, chưa có biện pháp học tập đúng đắn.
- Tác hại: ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, tới sự rèn luyện phẩm chất đạo đức của thanh niên, học sinh.
- Đề xuất:
+ Đọc nhiều sách, nhớ những dẫn chứng hay.
+ Tìm tòi, phát hiện cái mới.
Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):
Lập dàn ý:
a, Mở bài: Dẫn dắt nêu nhận xét khái quát về quan niệm cần bác bỏ.
b, Thân bài
- Khẳng định tính đúng sai của quan niệm: Quan niệm trên là hoàn toàn sai.
- Nguyên nhân dẫn đến quan niệm sai.
- Biểu hiện của quan niệm sai và tác hại của nó.
- Khẳng định một quan niệm về cách sống đúng: cách sống “sành điệu” của tuổi trẻ thời hội nhập là không ngừng học tập để có tri thức hiện đại, không ngừng rèn luyện để có sức khỏe tốt, có vốn hiểu biết và thích ứng nhanh với cuộc sống.
c, Kết bài
- Bài học rút ra từ kinh nghiệm trên.
- Mở rộng, liên hệ thực tế.