Bài văn phân tích nhân vật Giăng Văn-giăng số 6 - 8 Bài phân tích nhân vật Giăng Văn-giăng trong "Người cầm quyền khôi phục uy quyền" của V.Huy-gô
Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” có tính chất tiêu biểu cho bút pháp Huy-gô và qua đó cũng in dấu ấn của những nét đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn. Phóng đại, so sánh, ẩn dụ và tương phản là những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của Huy-gô. Nhân vật Giăng Van-giăng với ...
Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” có tính chất tiêu biểu cho bút pháp Huy-gô và qua đó cũng in dấu ấn của những nét đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn. Phóng đại, so sánh, ẩn dụ và tương phản là những thủ pháp nghệ thuật quen thuộc của Huy-gô. Nhân vật Giăng Van-giăng với hình tượng người anh hùng lãng mạn đối đầu với cường quyền. Đây chính là nhân vật trung tâm được Huy-gô dồn hết tâm huyết và bút lực để miêu tả và qua đó gửi gắm thông điệp về tình thương của mình.
Nhân vật trung tâm của tác phẩm nói chung và đoạn trích nói riêng là Giăng Van-giăng, một người thợ xén cây đã bị tù khổ sai vì ăn cắp một chiếc bánh mì cho bảy đứa cháu nhỏ. Ra tù, anh bị mọi người xua đuổi, trừ đức giám mục Ma-ri-en. Được cảm hóa bằng tình thương, Giăng Van-giăng coi đó là lẽ sống của mình. Sau đó, ông đổi tên thành Ma-đơ-len, trở thành một thị trưởng và chủ nhà máy giàu có. Ông làm việc thiện và tưởng đã cứu vớt được Phăng-tin, cô thợ nghèo phải bán thân, bán răng, bán tóc để nuôi con. Song, gã thanh tra cảnh sát Gia-ve truy ra gốc tích của ông, ông lại rơi vào cảnh tù tội và Phăng tin chết đi mà không gặp được đứa con gái Cô-dét.
Trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” thì Giăng Van-giăng đã xuất hiện trong hoàn cảnh tự lộ diện để cứu người với tâm trạng sẵn sàng bị bắt mọi lúc mọi nơi. Giăng Van-giăng có thái độ với mỗi kiểu người là khác nhau, cho thấy được sự rõ ràng trong nhận thức và cách đối xử giữa người với người.
Với Gia-ve, ban đầu thì Giăng Van-giăng điềm tĩnh và nhẫn nhục vì sợ làm tổn thương Phăng-tin. Sau đó, ông sẵn sàng hạ mình để cầu xin cho người phụ nữ khốn khổ Phăng-tin: “Tôi cầu xin ông một điều” với giọng thì thầm. Giăng Van-giăng ghé gần Gia-ve, hạ giọng: “-Xin ông thư cho ba ngày! Ba ngày để đi tìm đứa con cho người đàn bà đáng thương kia! Phải trả giá thế nào tôi cũng chịu. Nếu muốn, ông cứ đi kèm tôi cũng được”. Chúng ta có thể thấy Giăng Van- giăng sẵn sàng trả giá để cứu Phăng-tin, cho chúng ta thấy được rằng đây là một nhân vật biết hi sinb vì người khác.
Trung tâm gia sư quận Bình Tân thấy khi Phăng-tin chết, Giăng Văn-giăng tỏ ra rất căm phẫn trước hành động của Gia-ve. Ông nói: “Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó”. Rồi ông chuyển từ thế bị động sang chủ động bằng sức mạnh kì diệu của tình thương thể hiện qua chi tiết “Giăng Van-giăng đi tới, giật gãy trong chớp mắt chiếc giường cũ nát, việc làm chẳng khó khăn gì đối với những có bắp như của ông, ông cầm lăm lăm cái thanh giường trong tay và nhìn Gia-ve trừng trừng, Gia-ve lùi ra phía cửa.” Sau đó, ông đi đến giường của Phăng-tin, Giăng Van-giăng nói: “Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này” khiến cho Gia-ve phải thật sự run sợ. Một câu nói đầy cảnh cáo, đe dọa và đầy bản lĩnh đàn ông của Giăng Van- giăng. Khi đã nói đôi lời với Phăng-tin xong thì ông đứng dậy, quay về phía Gia-ve và nói: “Giờ thì tôi đã thuộc về anh” đã thể hiện sự cương quyết, bản lĩnh của mộy người đàn ông rằng anh có thể hi sinh, có thể làm tất cả vì người khác.
Với Phăng-tin, Giăng Van-giăng có một vai trò to lớn và quan trọng, đó là nơi bám víu, là điểm tựa tinh thần của chị. Giăng Van-giăng luôn nâng niu, che chở cho người đàn bà khốn khổ đang bệnh nặng với mong muốn gặp được đứa con. Ông thực hiện bằng cách nói dối đã đưa Cô-dét trở về. Ông cố sức an ủi, trấn tĩnh tâm lý chị và rồi khi Phăng-tin mất, ông đến gần và nói nhỏ vào tai người đã khuất. Những lời nói đã khiến cho nét mặt chị sáng lên, có một nụ cười không tả được. Cuối cùng, Giăng Van-giăng quỳ xuống trước bàn tay chị, nhẹ nhàng nâng lên và đặt vào đấy một nụ hôn. Giăng Van-giăng đã có những cử chỉ âu yếm, gần gũi nhưng vẫn tạo không khí trang nghiêm, thiêng liêng và tuyệt đối yên tĩnh.
Nhà văn thông qua nhân vật Giăng Van-giăng để chuyển tải thông điệp tình thương đã giúp con người vượt qua hoàn cảnh thực tại khốn khổ. Nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng một vị cứu tinh, một nhân vật anh hùng. Hình tượng ấy đối lập với Gia-ve. Huy-gô miêu tả trực tiếp Giăng Van-giăng về ngôn ngữ và các chuyển biến về hành động. Miêu tả gián tiếp qua việc giúp đỡ Phăng-tin và qua cảnh tượng mà bà xơ Xem-pli-x ơ đã chứng kiến.