Bài soạn "So sánh" số 4 - 6 Bài soạn "So sánh" lớp 6 hay nhất
Bài tập 1. Bài tập 1, trang 25 - 26, SGK. 2. Bài tập 2, trang 26, SGK. 3. Bài tập 3, trang 26, SGK. 4. Hãy tìm phép so sánh trong các câu ca dao sau : - Qua cầu ngả nón trông cầu, Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu ...
Bài tập
1. Bài tập 1, trang 25 - 26, SGK.
2. Bài tập 2, trang 26, SGK.
3. Bài tập 3, trang 26, SGK.
4. Hãy tìm phép so sánh trong các câu ca dao sau :
- Qua cầu ngả nón trông cầu,
Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu.
- Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
Phép so sánh ở đây được thực hiện nhờ những từ so sánh nào ?
5. Viết một đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng phép so sánh để miêu tả Dế Mèn trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên.
Gợi ý làm bài
Câu 1. Dựa vào mẫu so sánh đã cho, HS tìm thêm các phép so sánh tương tự.
Chú ý đến bản chất của các sự vật đem ra so sánh : người với người, vật với vật, vật với người, cụ thể với trừu tượng. Ví dụ :
- Thầy thuốc như mẹ hiền. (so sánh đồng loại - người với người)
- Sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. (so sánh đồng loại - vật với vật)
Câu 2. Có thể sử dụng từ điển thành ngữ để tra cứu. Lưu ý : có thể có một hoặc nhiều từ thích hợp với chỗ trống cần điền. Ví dụ : khoẻ như vâm (voi) ; khoẻ như hùm ; khoẻ như trâu ; khoẻ như Trương Phi,...
Câu 3. Tìm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các bài Bài học đường đời đầu tiên và Sông nước Cà Mau. Ví dụ :
Bài học đường đời đầu tiên :
+ Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.
+ Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.
+ ...
Sông nước Cà Mau :
+ Càng đổ dần vê hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
+ [...] Ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, chúng cứ bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ [...]. .
+ ...
Câu 4. Chú ý tổ hợp từ : bao nhiêu... bấy nhiêu.
HS đọc lại bài Bài học đường đời đầu tiên. Trên cơ sở đó, HS tự viết đoạn văn tả Dế Mèn. Chú ý đến các hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong bài.