Bài soạn "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê" số 4 - 6 Bài soạn "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê" của Hạ Tri Chương lớp 7 hay nhất
Tìm hiểu chung tác phẩm a. Tác giả: Hạ Tri Chương: Sinh năm 659-744. Xa quê từ nhỏ, 86 tuổi mới được trở lại quê hương. Ông để lại cho đời hơn 20 bài thơ. Trong đó có hai bài “hồi hương ngẫu thư”. b. Tác phẩm: Nhan đề bài thơ: "Ngẫu nhiên viết" chứ không phải tình cảm được bộc ...
Tìm hiểu chung tác phẩm
a. Tác giả:
Hạ Tri Chương: Sinh năm 659-744. Xa quê từ nhỏ, 86 tuổi mới được trở lại quê hương.
Ông để lại cho đời hơn 20 bài thơ. Trong đó có hai bài “hồi hương ngẫu thư”.
b. Tác phẩm:
Nhan đề bài thơ:
"Ngẫu nhiên viết" chứ không phải tình cảm được bộc lộ một cách ngẫu nhiên.
Từ "ngẫu" không làm giảm giá trị của bài thơ mà còn làm tăng ý nghĩa của bài lên gấp bội.
Thể loại:
Nguyên tác: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Dịch thơ: Thể thơ lục bát.
Nhịp lẻ: 4/3, câu cuối: 2/5.
Gieo vần: Câu 1 và câu 2. Vần "ôi".
Bố cục: Khai thừa chuyển hợp.
Trả lời câu hỏi
Câu 1: Qua tiêu đề bài thơ ta thấy …
Qua tiêu đề bài thơ ta thấy biểu hiện tình quê hương ở bài này có gì độc đáo?
Trả lời:
Lí do để bài thơ ra đời là một nghịch lí ngậm ngùi bị gọi là khách ngay trên chính quê hương mình trong ngày đầu tiên trở về. Khác với Tĩnh dạ tứ của Lí Bạch do ở xa quê nhớ quê nên mới viết về quê.
Câu 2: Chứng minh hai câu đầu đã dùng phép đối …
Chứng minh hai câu đầu đã dùng phép đối trong câu. Nêu tác dụng của việc dùng phép đối ấy.
Trả lời:
Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối:
Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi
Hai quãng đời đối lập nhau của đời người. Hai hành động trái ngược nhau trẻ ra đi, già quay về => thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời mình.
Hương âm vô cải / mấn mao tồi.
Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh.
Câu thứ hai nêu bật lên yếu tố thay đổi (mái tóc đã bạc) và khẳng định một yếu tố không thay đối (giọng quê). Tiếng nói quê hương dù bao năm xa quê nhưng vẫn luôn khắc sâu trong tâm trí nhân vật trữ tình.
=>Như vậy, hai câu thơ đầu tác giả đã sử dụng phép đối để thể hiện những sự đối lập, những điều thay đổi và những điều vẫn còn giữ mãi theo thời gian.
Câu 3: Kẻ lại bảng sau và đánh dấu X vào ô mà em cho hợp lí
(bảng trang 127 sgk)
Sau khi đánh dấu, có thể dùng lời để giải thích thêm, cũng có thể dùng cách giải thích khác không có trong các ô.
Trả lời:
Tự sự: Câu 1
Miêu tả: Câu 2
Biểu cảm: Câu 1
Biểu cảm qua tự sự: Câu 1
Biểu cảm qua miêu tả: Câu 2
Câu 1: Tự sự + biểu cảm => Biểu cảm qua tự sự
Câu 2: Miêu tả + biểu cảm => Biểu cảm qua miêu tả.
Câu 4: Sự biểu đạt của tình quê hương …
Sự biểu đạt của tình quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu?
Trả lời:
Hai câu đầu:
Trẻ đi, già trở lại nhà
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu
=> Hai câu thơ đầu có giọng điệu nhẹ nhàng, bình thản, khách quan song pha lần nỗi buồn ngậm ngùi bởi quá lâu rồi tác giả mới về thăm quê (trẻ đi – già về).
Hai câu sau:
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
=>Hai câu sau là giọng điệu hóm hỉnh, bi hài chứa đựng một nỗi buồn ngậm ngùi, cô đơn của tác giả khi về đến quê nhà. Mâu thuẫn trong nội tâm là ở chỗ tình cảm sâu nặng thủy chung của nhà thơ đối với quê hương nhưng nay bỗng thành người xa lạ. Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.
Luyện tập
Căn cứ vào bản dịch nghĩa bài Hồi hương …
Căn cứ vào bản dịch nghĩa bài Hồi hương ngẫu thư và những điều nhận được qua việc học bài thơ này, hãy so sánh bài thơ dịch của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San?
Trả lời:
Giống nhau:
Cả hai bản dịch đều sử dụng thể thơ lục bát.
Sát với bản dịch nghĩa
Khác nhau:
Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ không có hình ảnh tiếu: tiếng cười của trẻ con. Đồng thời cũng không dịch được sát ý thơ tương kiến, bất tương thức (gặp nhau, không biết nhau).
Bản dịch của Trần Trọng San hai câu cuối dịch sát với nguyên tác hơn. Tuy nhiêm âm điệu câu cuối không được mềm mại, hơi bị hụt hẫng.