Bài soạn "Con cò" số 5 - 6 Bài soạn "Con cò" lớp 9 của Chế Lan Viên lớp 9 hay nhất
I. Vài nét về tác giả - Chế Lan Viên (1920- 1989) tên thật là Phan Ngọc Hoan - Quê quán: huyện Cam Lộ- tình Quảng Trị nhưng ông lớn lên ở Bình Định - Sự nghiệp sáng tác: + Trước Cách mạng tháng 8 Chế Lan Viên nổi tiếng với phong trào thơ mới với tập thơ “Điêu tàn” (1937) + ...
I. Vài nét về tác giả
- Chế Lan Viên (1920- 1989) tên thật là Phan Ngọc Hoan
- Quê quán: huyện Cam Lộ- tình Quảng Trị nhưng ông lớn lên ở Bình Định
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Trước Cách mạng tháng 8 Chế Lan Viên nổi tiếng với phong trào thơ mới với tập thơ “Điêu tàn” (1937)
+ Với hơn 50 năm sáng tác, ông có nhiều tìm tòi ở những tập thơ hay gây được tiếng vang trong công chúng, Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ hiện đại thế kỉ XX
+ Năm 1996 ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật
- Phong cách sáng tác: Ông được đánh giá là một nhà thơ có phong cách và đặc sắc. Thơ ông lấp lánh vẻ đẹp trí tuệ, triết lí và khả năng sáng tạo hình ảnh.
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ “Con cò” sáng tác năm 1962, in trong tập “Hoa ngày thường- Chim báo bão” của Chế Lan Viên.
2. Bố cục : 3 phần
Khổ 1: Hình ảnh con cò theo lời ru đến với tuổi thơ con, đó là biểu tượng cho cuộc đời lam lũ của mẹ
- Khổ 2: Hình ảnh con cò trong tiềm thức của con và theo con suốt cuộc đời dài rộng
- Khổ 3: Ý nghĩa lời ru qua hình ảnh con cò, con cò là biểu tượng cho tấm lòng người mẹ
3 Gía trị nội dung
- Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát, lời ru, bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời mỗi người
4 Giá trị nghệ thuật
- Bài thơ thành công trong với thể thể thơ tự do, nhiều câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ nên cảm xúc được thể hiện linh hoạt, giọng điệu suy ngẫm mang tính triết lí, vận dụng sáng tạo ca dao
Câu 1. Con cò là một hình tượng rất quen thuộc trong ca dao, dân ca Việt Nam, đặc biệt là hát ru. Em hãy chép lại một số câu có hình ảnh con cò và cho biết con cò trong ca dao xưa thường mang ý nghĩa biểu tượng gì.
Trả lời:
Tìm đọc các sách tuyển chọn ca dao, dân ca để ghi lại những câu có hình ảnh con cò. Ví dụ :
- Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.
Nàng về nuôi cái cùng con
Để anh đi trảy nước non Cao Bằng.
- Cái cò đi đón cơn mưa
Tối tăm mù mịt ai đưa cò về.
Nói chung, hình ảnh con cò trong ca dao thường là biểu tượng của người phụ nữ, với hai phương diện chính : cuộc sống vất vả, nhọc nhằn, nhiều cay đắng và những phẩm chất tốt đẹp của họ ( chăm chỉ, tần tảo, giàu đức hi sinh, lòng ngay thẳng, trong sạch).
Câu 2. Hình ảnh bao trùm và xuyên suốt toàn bài thơ là hình ảnh con cò. Hình ảnh ấy vừa thống nhất lại vừa có sự biến đổi. Em hãy nêu sự biến đổi trong ý nghĩa của hình ảnh con cò qua ba đoạn của bài thơ.
Trả lời:
Mạch vận động của cảm xúc và tư tưởng trong một bài thơ trữ tình thường gắn với sự vận động, biến đổi của hình tượng trung tâm của bài thơ, ở bài thơ này là hình ảnh con cò. Đọc kĩ lại ba đoạn của bài thơ để nhận ra sự vận động trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò.
Ở đoạn I, con cò hiện ra qua những câu hát ru để đén với tuổi ấu thơ một cách vô thức qua âm điệu của lời ru, mặc dù đứa trẻ chưa hề biết con cò. trong đoạn II, hình ảnh con cò gắn bó với mỗi con người trong suốt cuộc đời, từ tuổi ấu thơ rồi tuổi đến trường và cả khi trưởng thành. Con cò từ trong lời ru đã đi vào tâm thức của mỗi con người, hay cũng chính là những lời ru của mẹ đã theo suốt cuộc đời mỗi con người. Đến đoạn III thì hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ luôn theo sát, yêu thương và nâng đỡ cho mỗi con người, dù ở nơi đâu và trong suốt cả cuộc đời.
Câu 3. Viết một đoạn văn trình bày cách hiểu và cảm nghĩ của em về những câu thơ sau :
Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
Trả lời:
Ở năm dòng thơ đầu, qua hình ảnh con cò theo sát cuộc đời mỗi người, dù lên rừng xuống bể, tác giả khẳng định tấm lòng của người mẹ luôn theo sát đứa con. Từ đó, nhà thơ suy ngẫm và khái quát một quy luật của tình mẹ ở hai câu sau : "Con dù lớn... theo con".
Trình bày cảm nghĩ của mình về những câu thơ này cần chân thực, nói đúng những suy nghĩ và cảm xúc của mình, tránh công thức.
Câu 4. Vì sao tác giả viết :
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi.
Hình ảnh con cò trong những câu thơ này mang ý nghĩa biểu tượng về điều gì ?
Trả lời:
Trong bốn câu thơ này, hình ảnh con cò được mở rộng thêm về ý nghĩa biểu tượng. Nếu ở trên, con cò tượng trưng cho tấm lòng của mẹ "Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con", thì ở đây "con cò" trong lời hát ru là cuộc đời rộng lớn "vỗ cánh qua nôi" của đứa trẻ. Vì sao nhà thơ lại có thể viết như vậy ? Bởi vì cánh cò trong những lời hát ru gợi lên những gian lao, vất vả của bao số phận con người - người lao động, người mẹ cũng như những phẩm chất tốt đẹp của họ. Đồng thời, hình ảnh con cò trong ca dao hát ru còn gợi ra vẻ đẹp thanh bình, khung cảnh làng quê, gắn liền với cuộc sống, mơ ước bao đời của dân tộc ta.
Câu 5. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ trong đoạn trích bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa... của Nguyễn Duy ở phần Đọc thêm, trang 49, SGK.
Trả lời:
Để cảm nhận được đúng và sâu về hình ảnh người mẹ trong những câu thơ của Nguyễn Du, em cần đọc đi đọc lại đoạn thơ, chú ý đến các từ ngữ và hình ảnh đặc sắc, gây được ấn tượng rõ rệt. Cũng cần lắng nghe âm điệu và phát hiện ra giọng điệu của đoạn thơ ; rồi vận dụng liên tưởng, tưởng tượng, kinh nghiệm và hiểu biết thực tế của chính mình để suy ngẫm, phát hiện ý nghĩa và giá trị thẩm mĩ của hình ảnh người mẹ trong đoạn thơ.