31/03/2021, 14:49

Bài soạn "Những câu hát than thân" số 6 - 6 Bài soạn "Những câu hát than thân" lớp 7 hay nhất

I. Tìm hiểu chung Khái niệm ca dao than thân Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao than thân là những bài ca dao bày tỏ lời than thở vì cuộc ...

I. Tìm hiểu chung

Khái niệm ca dao than thân

Ca dao là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc.
Ca dao than thân là những bài ca dao bày tỏ lời than thở vì cuộc đời, cảnh ngộ khổ cực, đắng cay đồng thời bày tỏ niềm đồng cảm sâu sắc với những số phận khổ đau trong cuộc đời.


II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Câu 1 trang 49 SGK văn 7 tập 1

Trong ca dao, người nông dân thời xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận mình:

Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi! ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Người xưa hay mượn hình ảnh con cò để diễn tả nỗi khổ cuộc đời mình đó là vì hình ảnh con cò gầy gò, yếu đuối là hiện thân của sự bé nhỏ, xơ xác, yếu mọn, mỏng manh, mang nhiều gánh nặng trên đôi vai gầy gò nhỏ bé của mình.


Câu 2 trang 49 SGK văn 7 tập 1

Ở bài 1, cuộc đời vất vả, lận đận của con người được miêu tả bằng rất nhiều những biện pháp nghệ thuật:

Sử dụng phép ẩn dụ: lấy thân phận con cò để ẩn dụ thân phận con người
Sử dụng biện pháp nhân hóa: “gầy cò con”, “thân cò”, “lận đận”, “một mình”,…
Sử dụng thành ngữ: “lên thác xuống ghềnh”
Ngoài nội dung thân thân, bài ca dao còn là sự đồng cảm, bất bình đối với thân phận vất vả lận đận củacon người.


Câu 3 trang 49 SGK văn 7 tập 1

“Thương thay” là một từ dùng để cảm thán, bộc lộ cảm xúc thương cảm một cách xót xa, bật lên như một tiếng thốt.

Ý nghĩa của sự lập lại cụm từ “thương thay” trong bài ca dao:

“Thương thay” được lặp lại nằm ở vị trí mở đầu ở mỗi câu lục như mỗi lần đều mở ra một thân phận lận đận khác làm tăng thêm nỗi cực nhọc của những cuộc đời cay đắng
Thể hiện sâu sắc hơn, da diết và thấm thía hơn nỗi niềm thương cảm.
Tạo cho bài ca dao âm điệu da diết, khắc khoải.


Câu 4 trang 49 SGK văn 7 tập 1

Nỗi thương thân của những người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ ở bài 2:

Hình ảnh con tằm: Tằm ăn lá dâu, nhả ra tơ, con người lấy những sợi tơ làm nên những tấm vải tơ tằm rất đẹp, rất quý, nhưng khi tơ bị lấy cũng là lúc sự sống của tằm chấm dứt => ẩn dụ về số phận bị bóc lột của người lao động dưới sự tàn nhẫn của giai cấp thống trị
Hình ảnh lũ kiến: “lũ” là để chỉ số đông nhưng chúng lại “li ti” rất bé nhỏ, thường bị coi thường, vì bé nên không ăn được là bao nhưng vẫn phải suốt ngày đi kiếm ăn => ẩn dụ về những người lao động thấp cổ bé họng trong xã hội cũ suốt đời suốt làm lụng vất vả nhưng vẫn nghèo đói, không đủ ăn
Hình ảnh chim hạc: cánh chim bay mỏi không có nơi đứng = > ẩn dụ về cuộc đời phiêu bạt và những cố gắng vô vọng của những người lao động nghèo trong xã hội cũ.
Hình ảnh con cuốc: con cuốc cả ngày kêu than đến chảy máu không thể có được một lời đáp lại => ẩn dụ cho thân phận thấp cổ bé họng, yếu ớt tội nghiệp của người lao động nghèo chịu khổ, kêu không ai thấu không ai thương.


Câu 5 trang 49 SGK văn 7 tập 1

Một số bài ca dao mở đầu bằng cụm từ thân em:

Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày

Ba câu ca dao trên đều nói về thân phận nổi trôi vô định, bị phụ thuộc và tương lai bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Những giống nhau về nghệ thuật trong ba câu ca dao:

Cùng mở đầu bằng cụm từ “thân em”
Đều dùng những hình ảnh so sánh (củ ấu gai, tấm lụa đào, hạt mưa sa) để chỉ thân phận của người phụ nữ.


Câu 6 trang 49 SGK văn 7 tập 1

Câu 3 nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Hình ảnh so sánh ở đây là “trái bần trôi”

Trái bần: một loại quả vừa chua vừa chát, trong bài ca dao lại là trái đã rụng gợi cho ta liên tưởng những thân phận nghèo hèn khổ đau
Trái bần trôi: thân phận nổi trôi bất định, không thể biết tương lai sẽ đi về đâu
Gió dập, sóng dồi: là biểu thị cho các thế lực đen tối hợp lực vào nhau đè bẹp, nhấn chìm cuộc sống của những con người lương thiện, đó có thể là giai cấp thống trị, chế độ nam quyền hà khắc, sức mạnh của xã hội kim tiền,… đẩy người phụ nữ đến bờ vực của khổ đau.
Qua đây, có thể thấy cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến vô cùng lắm gian truân với bi kịch bị phụ thuộc và tương lai mơ hồ, bất định.


III. Luyện tập

Câu 1 trang 50 SGK văn 7 tập 1

Những điểm chung về nội dung và nghệ thuật của ba bài ca dao:

Đặc điểm về nội dung:

Đều là nỗi bất hạnh của người lao động trong xã hội cũ
Lên tiếng tố cáo thế lực xã hội đẩy người lao động vào đường cùng
Lên tiếng đồng cảm, xót xa cho số phận của những người nghèo lương thiện
Đặc điểm về nghệ thuật:

Sử dụng thể thơ lục bát.
Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ và những câu hỏi tu từ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

nhi nguyen

238 chủ đề

2591 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0