Bài soạn "Mẹ hiền dạy con" số 4 - 6 Bài soạn "Mẹ hiền dạy con" lớp 6 hay nhất
I. Tìm hiểu chung về “Mẹ hiền dạy con” 1. Xuất xứ Truyện được tuyển dịch từ sách “Liệt nữ truyện” của Trung Quốc. Về Mạnh Tử: một bậc hiền triết nổi tiếng của Trung Hoa thời Chiến Quốc, được suy tôn là Á Thánh(vị thánh thứ hai sau Khổng Tử). Truyện “Mẹ hiền dạy con” là câu chuyện ...
I. Tìm hiểu chung về “Mẹ hiền dạy con”
1. Xuất xứ
Truyện được tuyển dịch từ sách “Liệt nữ truyện” của Trung Quốc.
Về Mạnh Tử: một bậc hiền triết nổi tiếng của Trung Hoa thời Chiến Quốc, được suy tôn là Á Thánh(vị thánh thứ hai sau Khổng Tử). Truyện “Mẹ hiền dạy con” là câu chuyện về cách dạy con có thật của mẹ Mạnh Tử.
2. Tóm tắt truyện
Mẹ Mạnh Tử là một người rất biết dạy con. Khi nhà ở gần nghĩa địa, thấy con học theo những người đi an tang mà hành động, bà không yên tâm liền chuyển nhà ra gần chợ. Đến đấy ại thấy con học theo thói ăn nói, hành động chợ búa, liền chuyển nhà tới gần trường học, bấy giờ bà mới yên tâm vì thấy con học theo bạn bè cắp sách đến trường. Một lần bà lỡ nói đùa với con xong nghĩ lại sợ con học thói không thành thực nên hành động để lời nói đùa thành thực. Khi con bỏ học về nhà chơi, bà không tiếc cắt đứt tấm vải đang dệt để dạy con trách nhiệm hoàn thành việc mình đang dang dở.
II. ĐỌC - HIỂU BÀI VĂN
Câu 1. Bảng tóm tắt năm sự việc:
1. Bắt chước đào, chôn, lăn, khóc: Chỗ này không thể cho con ta ở được
2. Bắt chước cách nô nghịch, buôn bán điên đảo: Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được
3. Bắt chước tập cách lễ phép, cắp sách vở: Chỗ này là chỗ con ta ở được đây
4. Hỏi người ta giết lợn làm gì: Nói đùa “để cho con ăn đấy” → mua thịt cho con ăn
5. Bỏ học về nhà chơi: Cầm dao cắt đứt tấm vải: “ Con đang đi học mà bỏ học thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”.
Câu 2. Qua ba sự việc đầu, ta thấy điều đó có ý nghĩa trong cách dạy con của bà mẹ là: Thấy trẻ con có tính hay bắt chước những việc làm của người lớn, bà mẹ qua hai lần dọn nhà đã chọn được một môi trường sống tốt: ở gần trường, Mạnh Tử có thể bắt chước mà làm theo nhiều điều hay, điều tốt như học lễ phép, cắp sách vở. Bà mẹ đã hiểu sâu sắc điều này: "gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".
Với sự việc thứ tư và thứ năm thì ý nghĩa giáo dục lại khác:
- Với sự việc thứ tư: bà mẹ hiểu rõ người lớn không bao giờ được nói dối con trẻ vì như vậy là làm gương cho con nói dối theo. Bà đã sửa chữa câu nói đùa của mình bằng cách mua thịt cho con ăn để chứng tỏ mình đã nói đúng sự thật với con.
- Với sự việc thứ năm, bà mẹ đã tỏ ra rất nghiêm khắc. Bà cắt tấm vải tức là nêu lên một sự so sánh thật cụ thể, thật dễ hiểu để con nhận ra rằng con người phải có ý chí, có quyết tâm, có tính siêng năng cần mẫn mà làm công việc của mình thì mới đạt được kết quả thật tốt đẹp, mới có thể thành công trong cuộc đời.
Tác dụng của cách dạy con này là giúp cho con:
- Tránh xa điều chưa hay, điều không tốt để khỏi bị những điều đó ảnh hưởng đến nhân cách.
- Có môi trường sống tốt đẹp để ở, để luôn tiếp xúc với người tốt việc hay và cũng bắt chước mà làm theo.
- Không bao giờ nói dối.
- Từ một sự việc cụ thể này mà hiểu một sự việc khác, nhờ đó mà siêng năng học hành, cần mẫn làm việc và trở thành một bậc đại hiền.
Câu 3. Em hình dung bà mẹ thầy Mạnh Tử là người biết cách dạy con: bà rất thương con nhưng cũng rất nghiêm khắc trong việc dạy con và bà đã thành công trong việc này.
Tóm tắt:
- Mẹ thương con chưa đủ mà còn phải biết dạy con. Bà mẹ thầy Mạnh tử là tấm gương sáng về tình thương và cách dạy con:
+ Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp.
+ Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành.
+ Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết. Truyện này đơn giản nhưng gây xúc động là nhờ có những chi tiết giàu ý nghĩa.
- Tục ngữ: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".
II. LUYỆN TẬP
Câu 1. Chi tiết: "Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về chơi đã cầm dao cắt tấm vải đang dệt trên khung” cho ta thấy:
Bà mẹ Mạnh Tử hết sức chú trọng việc dạy con và thái độ trong việc dạy con là khi cần thiết thì hết sức dứt khoát, nghiêm khắc. Việc bà cắt đứt tấm vải tỏ rõ một thái độ phản kháng mạnh mẽ của bà trước việc con bỏ học đi chơi. Bà cũng biết rằng hành động mạnh mẽ, dứt khoát và nghiêm khắc của mình sẽ có tác dụng tốt giúp con hiểu ra điều phải, trái và sẽ cố gắng hơn trong học tập.
Cắt phăng đi một tấm vải đang dệt không phải là một việc mà bà mẹ nào cũng có thể làm. Nhưng cắt một tấm vải, chịu tốn kém một ít về mặt của cải bạc tiền, để bồi dưỡng, giáo dục và có được một nhân cách lớn, quả là một việc đáng làm.
Câu 2. Câu này, các em tự suy nghĩ về hoàn cảnh cụ thể của mình để trả lời.
- Công tử
Hoàng tử
Đệ tử
→ dùng chữ tử với nghĩa là con.
- Tử trận
Bất tử
Cảm tử
→ dùng chữ tử với nghĩa là chết.
Chú ý:
- Hiểu được nội dung và ý nghĩa của năm sự việc đã diễn ra giữa hai mẹ con thầy Mạnh Tử và cách viết của truyện trung đại.
- Củng cố và nâng cao kiến thức về tính từ; nắm được khái niệm về tính từ.