31/03/2021, 14:53

Bài soạn "Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm" số 5 - 6 Bài soạn "Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm" hay nhất

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. Yếu tố nòng cốt của văn tự sự là sự việc và nhân vật. Muốn viết đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm trước hết phải xác định được sự việc và nhân vật chính của bài văn tự sự. 2. Thông thường, các yếu tố miêu tả và biểu cảm kết hợp, đan ...

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

1. Yếu tố nòng cốt của văn tự sự là sự việc và nhân vật. Muốn viết đoạn văn tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm trước hết phải xác định được sự việc và nhân vật chính của bài văn tự sự.

2. Thông thường, các yếu tố miêu tả và biểu cảm kết hợp, đan xen và hoà quyện tạo nên tính sinh động của một văn bản, đoạn văn tự sự.


II. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

Để viết một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm, cần thực hiện một quy trình 5 bước (áp dụng vào các dữ kiện cho trong SGK):

1. Lựa chọn sự việc chính

(a): do sơ ý, làm vỡ lọ hoa
(b): giúp bà cụ qua đường lúc đông người và nhiều xe cộ qua lại

(c): nhận được món quà
2. Lựa chọn ngôi kể

- ngôi thứ nhất - (có thể) ngôi thứ ba
3. Xác định thứ tự kể

(a)- lọ hoa bị đánh vỡ trong trường hợp nào
- lọ hoa khi vỡ như thế nào
- mảnh vụn lọ hoa được dọn ra sao
(b) - hoàn cảnh gặp bà cụ muốn qua đường
- quá trình giúp bà cụ qua đường
- tâm trạng của bà cụ, của người giúp bà cụ sau khi qua đường

(c)- hoàn cảnh nhận được quà
- món quà được chuyển đến như thế nào
- món quà ấy có ý nghĩa gì với người được nhận
4. Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong đoạn văn tự sự sẽ viết

(a) - hình dáng lọ hoa khi chưa vỡ
- hình dáng lọ hoa khi đã bị vỡ
- ý nghĩ sau khi làm vỡ lọ hoa
(b)- dáng đi, nét mặt của bà cụ
- bối cảnh xung quanh: đông người, nhiều xe qua đường
- cảm nghĩ khi làm được một việc có ý nghĩa

(c)- món quà ấy như thế nào
- cảm nghĩ khi nhận được quà
5. Viết thành đoạn văn kể chuyện, kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lí: theo gợi ý ở trên

III. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Với sự việc và nhân vật: “Sau khi bán chó, lão Hạc sang báo để ông giáo biết” và yêu cầu “Trong vai ông giáo, viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ”, cần chú ý:

- Sự việc chính: lão Hạc sang báo tin cho ông giáo biết rằng mình đã bán cậu Vàng.

- Nhân vật: lão Hạc (cần phải nhớ lại đặc điểm về tính cách của lão - đặc biệt là tình cám gắn bó, thân thiết của lão với con chó để diễn tả tâm trạng của lão sau khi bán chó).

Cụ thể: miêu tả diễn biến tâm trạng thể hiện qua gương mặt, giọng nói, điệu bộ,... của lão Hạc, đồng thời nêu cảm nghĩ của mình (vai ông giáo) trong tình huống ấy.

2. Đoạn văn trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao kể về sự việc trên:

Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi chơi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.

[Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão oà lên khóc. Bảy giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

-Thế nó cho bắt à?

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...]

- Đoạn văn đặt trong ngoặc vuông [ ] cho thấy rõ nhất sự kết hợp giữa kể, tả và biểu cảm.

- Nhờ những yếu tố miêu tả và biểu cảm, Nam Cao đã khắc hoạ được một cách đặc sắc hình ảnh lão Hạc trong những diễn biến của trạng thái cảm xúc đau đớn đến tột độ khi lão phải bán đi “cậu Vàng” yêu quý. Trong lời kể, xuất hiện hai lớp biểu cảm: của lão Hạc và của người kể chuyện xưng “tôi”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0