Bài soạn tham khảo số 2 - 6 Bài soạn Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh) (Ngữ Văn 11) hay nhất
Bố cục Phần 1 (bốn câu đầu): Tâm tình của tác giả khi vừa đặt chân đến Hương Sơn. Phần 2 (mười câu tiếp): Khung cảnh Hương Sơn qua con mắt của nhà thơ. Phần 3 (năm câu còn lại): Suy nghĩ, quan niệm của tác giả về cuộc đời, về con người, đất nước. Câu 1 (trang 51 SGK Ngữ ...
Bố cục
Phần 1 (bốn câu đầu): Tâm tình của tác giả khi vừa đặt chân đến Hương Sơn.
Phần 2 (mười câu tiếp): Khung cảnh Hương Sơn qua con mắt của nhà thơ.
Phần 3 (năm câu còn lại): Suy nghĩ, quan niệm của tác giả về cuộc đời, về con người, đất nước.
Câu 1 (trang 51 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
+ Bầu trời cảnh Bụt: Bầu trời – chỉ bao quát khung cảnh Hương Sơn; cảnh Bụt – Khung cảnh đẹp đẽ, thoát tục, gần với cõi của Bụt của tiên.
+ Câu thơ gợi cảm hứng ngợi ca, trữ tình, thiên về tâm linh cho bài hát nói.
+ Không khí tâm linh thể hiện:
→ chim cúng trái, cá nghe kinh
→ tiếng chày kình
→ những di tích: suối Giải Oan, hang Phật Tích
Câu 2 (trang 51 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Cách cảm nhận phong cảnh thiên nhiên của người xưa:
+ Xem thiên nhiên là cõi mộng đẹp.
+ Thiên nhiên như là chốn để nương náu tâm hồn, xa lánh bụi trần, thế tục.
Câu 3 (trang 51 SGK Ngữ văn 11 tập 1):
Nghệ thuật tả cảnh:
+ Không gian: đậm màu sắc tâm linh, không gian như cõi tiên, tác giả sử dụng phép so sánh, nhân hóa.
+ Màu sắc: bao phủ không gian là sắc trắng của trời, của nước, của mây, nổi lên giữa nền trắng ấy là những đá ngũ sắc long lanh rực sáng.
+ Âm thanh: lấy động tả tĩnh, tiếng chày kình vang lên càng làm bật nổi sự yên tĩnh, bình yên của không gian Hương Sơn.
Ý nghĩa
Bài ca phong cảnh Hương Sơn bộc lộ tình cảm của nhà thơ trước phong cảnh Hương Sơn (chùa Hương) đồng thời thể hiện ngòi bút nghệ thuật đặc sắc của tác giả, đặc biệt là trong việc miêu tả không gian, màu sắc và âm thanh.