Bài soạn "Luyện tập kể chuyện tưởng tượng" số 4 - 6 Bài soạn "Luyện tập kể chuyện tưởng tượng" lớp 6 hay nhất
I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG - Nếu như truyện đời thường là những truyện có thật trong đời sống, kể chuyện đời thường là kể lại, thuật lại những việc có thật thì truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình. Kể chuyện tưởng tượng là kể ...
I - KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
- Nếu như truyện đời thường là những truyện có thật trong đời sống, kể chuyện đời thường là kể lại, thuật lại những việc có thật thì truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình. Kể chuyện tưởng tượng là kể lại một câu chuyện tưởng tượng (dựa vào những điều có thật rồi tưởng tượng thêm cho thú vị).
- Sự tưởng tượng trong loại truyện này không thể tùy tiện mà phải dựa vào logic tự nhiên để tưởng tượng. Nói cách khác, sự tưởng tượng, bịa đặt ở đây phải có lí, có cơ sở và đều bắt nguồn từ cuộc sống thực.
II - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Tìm ý. và lập dàn bài cho một trong các đề văn (SGK, trang 134).
Trước hết, em đọc kĩ năm đề vãn, rồi chọn một đề em thích nhất (Đề bài em thích và lựa chọn là đề mà đọc lên, em thấy hứng thú hơn cả, thấy mình có nhiều “vốn liếng” về vấn đề này, có thể dễ dàng tìm ý, xây dựng nội dung cho bài văn). Sau đó, em tiến hành tìm hiểu đề, tìm ý, sắp xếp các ý thành dàn bài.
* Gợi ý: Trọng tâm của sự tưởng tượng ở từng đề văn:
- Đề 1: Tưởng tượng về cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh với các phương tiện hiện đại như máy bay trực thăng, xe lội nước,...
- Đề 2: Hình dung về cuộc gặp gỡ giữa em với Thánh Gióng (vốn là đứa trẻ, là trai làng Phù Đổng) và lời khuyên của Thánh Gióng đối với em (ví dụ : khuyên ăn khoẻ, học giỏi, tập luyện nhiều, sau này chiếm lĩnh những đỉnh cao khoa học,...).
- Đề 3: Tưởng tượng em tự nhiên biến thành một trong các con vật đã nêu. Làm con vật nào cũng có điều thú vị, nhưng cũng có những nguy hiểm luôn rình rập. Vì vậy, em muốn nhanh chóng trở lại làm người.
- Đề 4 : Mỗi loại phương tiện này có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Trong cuộc tranh luận, mỗi loại phương tiện có thể cứ nhằm vào nhược điểm của các loại kia để chê bai. Em sê đứng ra dàn xếp thế nào?
- Đề 5: Lúc em đang học đại học hoặc đã đi làm. Em về thăm trường cũ nhân ngày Hội trường... Em gặp lại các thầy giáo, cô giáo cũ, bạn bè ngày xưa... Rồi mái trường xưa, có những gì thay đổi?