Bài soạn "Ai đã đặt tên cho dòng sông" số 4 - 6 Bài soạn "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường lớp 12 hay nhất
I, Tìm hiểu chung bài Ai đã đặt tên cho dòng sông 1.Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cây bút viết kí tài hoa, uyên bác. 2.Tác phẩm Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là bút kí xuất sắc viết tại Huế. II, Đọc hiểu bài Ai đã đặt tên cho dòng sông Câu 1 (trang ...
I, Tìm hiểu chung bài Ai đã đặt tên cho dòng sông
1.Tác giả
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một cây bút viết kí tài hoa, uyên bác.
2.Tác phẩm
Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là bút kí xuất sắc viết tại Huế.
II, Đọc hiểu bài Ai đã đặt tên cho dòng sông
Câu 1 (trang 203 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)
Sông Hương ở thượng lưu được tác giả miêu tả với vẻ đẹp vừa mạnh mẽ, dữ dội “phóng khoáng và man dại” nhưng cũng có lúc dịu dàng và say đắm, trữ tình và thơ mộng.
Hoàng Phủ đã dùng ngòi bút tài hoa của mình để khắc họa hình ảnh Hương Giang thật đẹp, thật diễm lệ và thơ mộng: “một bản trường ca của rừng già”; “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác”, cuộn xoáy như một cơn lốc” nhưng có có lúc thơ mộng: “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.
Cách sử dụng từ ngữ độc đáo: bản trường ca của rừng già, dịu dàng và say đắm...
Sử dụng nhiều phép tu từ: so sánh kết hợp nhân hóa: “sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di – gan phóng khoáng và man dại”, “Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng...”
Câu 2 (trang 203 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)
Sông Hương có sự thay đổi tính cách khi về đồng bằng đến ngoại vi thành phố Huế. Theo nhà văn, sông “đã chế ngự sức mạnh bản năng ở ngoài con gái” để “mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa sứ sở”.
Sự am hiểu, tài hoa và uyên bác của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gây ấn tượng mạnh đối với trực giác của người đọc, những so sánh liên tưởng độc đáo, ấn tượng mạnh: “Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn”, “dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi” những ngọn đồi này “tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc”, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”.
Vẻ đẹp trầm mặc của sông Hương khi ở ngoại ô thành phố Huế được cụ thể hóa qua hai câu ca dao:
“Bốn bề núi phủ mây phong
Mảnh trăng thiên cổ, bóng tùng vạn niên”
Câu 3 (trang 203 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)
* Khi chảy vào thành phố Huế, sông Hương trở nên vui tươi hẳn lên và đặc biệt chậm rãi, êm dịu.
Tác giả đã sử dụng những hình ảnh, những cách ví von so sánh đầy sáng tạo: “Phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trắng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non...Đấy là điệu slow tình cảm riêng dành cho Huế”.
Tác giả so sánh những nét đặc trưng của sông Hương với những dòng sông: sông Xen, sông Đa – nuýp, đặc biệt sông Nê – va với những phiến băng trôi nhanh như chiếc thuyền của những chú chim hải âu. Để qua đó thấy được vẻ đpẹ riêng của dòng sông Hương, hay vẻ đẹp của dòng sông cũng chính là vẻ đpẹ của tâm hồn con người Huế: thủy chung, dịu dàng.
Câu 4 (trang 203 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)
Vẻ đẹp của sông Hương được nhà văn phát hiện và diễn tả dưới tả dưới góc nhìn địa lí, lịch sử, văn hóa. Bởi vậy, dòng sông hiện lên sống động, ấn tượng và trở nên mới mẻ hơn qua trang viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường, có thể nói ông đã đi theo đúng tôn chỉ của mình: đem cái đẹp và tiếng thơm đắp xây cho văn hóa, xứ sở.
Câu 5 (trang 203 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1)
Nét đặc sắc trong văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường:
Ngòi bút tài hoa, uyên bác, hiểu biết sâu rộng.
Nhìn sự vật dưới nhiều góc độ tạo nên chiều sâu cho ngòi bút
So sánh liên tưởng, độc đáo, giàu sức gợi và có tứ khi gắn hình ảnh sông Hương với vẻ đẹp như của người con gái.