31/03/2021, 14:53

Bài soạn "Ai đã đặt tên cho dòng sông" số 2 - 6 Bài soạn "Ai đã đặt tên cho dòng sông" của Hoàng Phủ Ngọc Tường lớp 12 hay nhất

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở Quảng Trị. Ông học tại Huế hết bậc Trung học; tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Sài Gòn năm 1960 và trường đại học Huế năm 1964. Năm 1966, Hoàng Phủ Ngọc Tường thoát li lên chiến ...

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả

Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc ở Quảng Trị. Ông học tại Huế hết bậc Trung học; tốt nghiệp Trường đại học sư phạm Sài Gòn năm 1960 và trường đại học Huế năm 1964. Năm 1966, Hoàng Phủ Ngọc Tường thoát li lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bằng hoạt động văn nghệ. Ông từng là Tổng thư ký Hội văn học nghệ thuật Trị Thiên – Huế, Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút ký. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa địa lý,… Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội súc tích, mê đắm và tài hoa.
Năm 2007, ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.
Các tác phẩm bút ký chính: ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971) Rất nhiều ánh lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông? (1986), Hoa trái quanh tôi (1995), Ngọn núi ảo ảnh (1999),…


2. Tác phẩm

Ai đã đặt tên cho dòng sông? Là bút ký xuất sắc, viết tại Huế ngày 4 -1 -1981, in trong tập sách cùng tên. Bài bút ký có ba phần, văn bản trong sách giáo khoa là phần thứ nhất.
Đoạn trích được chia thành hai phần: Phần 1 là từ đầu cho đến quê hương xứ sở ở đây nói về thủy trình của sông Hương; phần hai là phần còn lại nói về con sông của lịch sử và của thi ca.


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 203 sgk ngữ văn 12 tập 1

Sông Hương vùng thượng lưu được tác giả miêu tả như thế nào? Nhừng hình ảnh chi tiết, những liên tưởng và thủ pháp nghệ thuật nào cho thấy nét riêng trong lối viết ký của tác giả.

Bài làm:
Sông Hương vùng thượng lưu mang vẻ đẹp của sức sống mãnh liệt, hoang dại, bí ẩn, sâu thẳm nhưng cũng có lúc dịu dàng, say đắm. Sự mãnh liệt, hoang dại của con sông được thể hiện qua những so sánh: “Bản trường ca của rừng già”, những hình ảnh đầy ấn tượng: “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, sự mãnh liệt thể hiện qua những ghềnh thác, cuộn sóng như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn… Vẻ dịu dàng, say đắm: sắc màu rực rỡ (“những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”). Dòng sông được nhân hóa như một cô gái di-gan phóng khoáng và man dại, rừng già đã hun đúc cho “cô gái” một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Sông Hương với cuộc hành trình gian truân để về chảy trong thành phố. Như vậy, với việt miêu tả sông Hương ở vùng thượng lưu đã khiến ngay từ đầu trang viết người đọc đã cảm nhận được sự cảm nhận tài hoa của ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường: liên tưởng kì thù, xác đáng, ngôn từ gợi cảm… tạo sức cuốn hút, hấp dẫn về một con sông mang linh hồn, sự sống.


Câu 2: Trang 203 sgk ngữ văn 12 tập 1
Đoạn tả sông Hương chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố bộc lộ những phẩm chất nào trong ngòi bút của tác giả? Hiệu quả thẩm mĩ của lối viết đó.
Bài làm:
Dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường. sông Hương như một cô gái đẹp nằm mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, nàng ngủ mơ màng mong người tình đến đánh thức. Với kiến thức địa lý tác giả đã miêu tả tỉ mỉ về sông Hương chuyển dòng một cách liên tục uốn mình với những đường cong thật mềm mại. Sông nước sông Hương thay đổi theo ngày: sớm xanh trưa vàng chiều tím. Hình dáng như tấm lụa mềm mại trên cơ thể người thiếu nữ. Sông Hương hiện lên nét trầm mặc cổ kính như triết lý cổ thi. Vận dụng kiến thức về văn hóa văn học tác giả đã tạo cho người đọc vẻ đẹp trầm mặc như triết lý cổ thi “Đi giữa sông Hương cũng chuyển mình ngày bên những lăng tẩm, thành quách của vua chúa thời Nguyễn. Con sống hiền hòa ở ngoại vi thành phố Huế như nép mình bên giấc ngủ nghìn thu của vua chúa.


Câu 3: Trang 203 sgk ngữ văn 12 tập 1
Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế có nét đặc trưng gì? Phát hiện của tác giả về nét riêng biệt của dòng sông cho thấy những điều gì trong tình cảm của tác giả đối với xứ Huế và dòng sông ?
Bài làm:
Cuối cùng sông Hương đã đến được với thành phố của mình, con sông mang một vẻ đẹp độc .Sông Hương như một điệu slow tình cảm của Huế. Lưu tốc của con sông khác hẳn với dòng sông khác. Phải chăng vì quá yêu thành phố của mình, con sông Hương muốn nhìn ngắm thành phố của mình lâu hơn trước khi rời xa nó. Đó là tình cảm của dòng sông hương với Huế hay chính la tình cảm đăc biệt mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho sông Hương và xứ Huế. Sông Hương như người tài nữ đánh đàn trong đêm khuya. Viết về sông Hương giữa lòng thành phố Huế tác giả không quên những nét đẹp văn hóa gắn liền với dòng sông thơ mộng. ở góc độ âm nhạc tác giả gọi sông Hương là người tài nữ đánh đàn. Sông Hương được ví như người tình dịu dàng và thủy chung. Ngòi bút của tác giả đã thực sự thăng hoa khi vẽ nên những hình ảnh đầy ấn tượng, những cảm nhận tinh tế, những liên tưởng, so sánh đẹp đến bất ngờ, lí thú, thể hiện tình yêu say đắm với con sông. Đó là những nét bút thật “dịu dàng, tình tứ, đắm đuối”: “chiếc cầu trắng ở thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như một vầng trăng non”, sông Hương “uốn một cánh cung rất nhẹ sang cồn Hiến”, đường cung ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu, “nghìn cánh hoa đăng bồng bềnh” làm dòng sông thêm lộng lẫy, con sông ngập ngừng như có “những vấn vương của một nỗi lòng, không nỡ rời xa thành phố…”. Quả đúng như câu thơ Thu Bồn: “Con sông dùng dằng, con sông không chảy Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”.


Câu 4: Trang 203 sgk ngữ văn 12 tập 1
Tác giả đã tô đậm những phẩm chất gì của sông Hương trong lịch sử và thơ ca? Phân tích cách nhìn độc đáo mang tính phát hiện của tác giả?
Bài làm:
Tác giả đã tô đậm cho con sông Hương ấy bao nét thơ thật dịu dang, thơ mộng mà hoang dã, đa tình, lịch lãm và cổ kính. Từ góc độ văn hóa truyền thống lịch sử tác giả cũng đã khắc họa sông Hương với nét tính cách đăc biệt qua đó cũng tái hiện lại cho bạn đọc những hình ảnh trong lịch sử và gắn liền với những phẩm chất rất riêng của người Huế. Mà đặc biệt hơn là vẻ đẹp của người con gái Huế luôn nhẹ nhàng, bay bổng mà rất đằm thắm. Phẩm chất của sông Hương được tác giả tô đậm: thơ mộng, hoang dã nhưng duyên dáng, đa tình, lịch lãm và cổ kính. Cách nhìn độc đáo của tác giả: từ góc độ văn hóa truyền thống, giàu chất thơ.


Câu 5: Trang 203 sgk ngữ văn 12 tập 1
Qua đoạn trích anh chị có nhận xét gì về nét riêng trong văn phong của tác giả?
Bài làm:
Soi bóng tâm hồn với tình yêu say đắm, lắng sâu niềm tự hào tha thiết đối với quê hương, xứ sở và đối tượng miêu tả, khiến đối tượng trở nên lung linh, huyền ảo, đa dạng như đời sống, như tâm hồn con người. Sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lí, lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và trải nghiệm của bản thân. Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ… Có sự kết hợp hài hóa của cảm xúc, trí tuệ, chủ quan và khách quan.


Luyện tập
Bài tập 1: trang 203 sgk Ngữ Văn 12 tập một

Anh (chị) tâm đắc nhất với đoạn văn nào trong bài bút kí? Qua đoạn văn đó, hãy phân tích những nét đặc sắc về ý tưởng, hình ảnh và ngôn ngữ của tác giả.
Bài làm:
Đoạn văn tôi tâm đắc nhất
[...] Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ có sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa dòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu nổi một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân và nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc ộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng [...]

Những nét đặc sắc về ý tưởng, hình ảnh và ngôn ngữ của tác giả.
Ý tưởng: vô cùng độc đáo khi đã so sánh dòng sông Hương với hai hình ảnh người con gái "cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại" và " người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở"
=> Sông Hương ở thượng nguông mang cái dữ dội, phóng khoáng của đại ngàn Trường Sơn nhưng khi về đến vùng châu thổ, về gần với Huế, sông Hương đã có những bước trưởng thành để mang phù sa về bồi đắp cho hai bên bờ sông.

Hình ảnh và ngôn ngữ: sử dụng những hình ảnh với sự kết hợp của kiến thức trên nhiều lĩnh vực (hội họa, âm nhạc) dựng nên một bức tranh đầy màu sắc với gam màu nóng là chủ đạo (màu đỏ chói lọi của hoa đỗ quyên rừng). Tác giả liên tiếp sử dụng những động từ mạnh trong đoạn văn để cho thấy tốc độ dòng chảy mãnh mẽ, lưu tốc lớn và có thể cuốn phăng mọi thứ trên đường một cách dễ dàng
=> Vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lí và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

0