Bài soạn "Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm" số 3 - 6 Bài soạn "Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm" hay nhất
I - Chuẩn bị ở nhà 1. Ôn tập về ngôi kể Hãy xem và ôn lại các nội dung nói về ngôi kể trong văn tự sự (kể chuyện) ở Ngữ Văn 6, tập một bằng cách trả lời các câu hỏi sau : Câu a phần I trang 109 - SGK Ngữ văn 8, tập 1 : Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. ...
I - Chuẩn bị ở nhà
1. Ôn tập về ngôi kể
Hãy xem và ôn lại các nội dung nói về ngôi kể trong văn tự sự (kể chuyện) ở Ngữ Văn 6, tập một bằng cách trả lời các câu hỏi sau :
Câu a phần I trang 109 - SGK Ngữ văn 8, tập 1 :
Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. Ngôi kể thường được thể hiện ra bằng nhân xưng trong lời kể.
Kể theo ngôi thứ nhất là người kể xưng tôi trong câu chuyện. Kể theo ngô này, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra những suy nghĩ, tình cảm của chính mình, ... kể như là người trong cuộc làm tăng tính chân thực, tính thuyết phục "như là có thật" của câu chuyện. Kể theo ngôi thứ ba là người kể gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng. Cách kể này giúp người kể có thể kể một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật...
Ngôi kể thứ nhất (tôi) không thể tự do như ngôi kể thứ ba, người kể dưới hình thức nhân xưng "tôi" chỉ kể những gì "tôi" biết, "tôi" chứng kiến.
Câu b phần I trang 109 - SGK Ngữ văn 8, tập 1 : Một vài ví dụ :
- Kể theo ngôi thứ nhất : Trong lòng mẹ, Tôi đi học, Lão Hạc, ..
- Kể theo ngôi thứ ba : Tức nước vỡ bờ, Cô bé bán diêm, ...
Câu c phần I trang 109 - SGK Ngữ văn 8, tập 1 :
Tùy vào mỗi cốt truyện cụ thể, ở những tình huống cụ thể mà người viết lựa chọn ngôi kể cho phù hợp. Cũng có khi trong một truyện, người viết dùng các ngôi kể khác nhau (thay đổi ngôi kể) để soi chiếu sự việc, nhân vật bằng các điểm nhìn khác nhau, tăng tính sinh động, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc và con người...
2. Chuẩn bị luyện nói (trang 110 - SGK - Ngữ Văn 8, tập 1)
Đọc đoạn trích sau và kể lại theo lời của chị Dậu (ngôi thứ nhất).Thay đổi nhân xưng trong lời dẫn, lời thoại có thể giữ nguyên; thay đổi nhân xưng đối với anh Dậu (có thể thay bằng “nhà tôi”, ví dụ : “Cai lệ tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh nhà tôi”) ; thay đổi một số từ ngữ trong lời dẫn thoại, ví dụ : “Tức quá, không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại”. Thay đổi chi tiết miêu tả, biểu cảm, ví dụ :“Tên người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh tôi. Nhanh tay, tôi nắm ngay được gậy của hắn. Tôi giằng co, du đẩy với hắn, rồi buông gậy ra, áp vào vật nhau với hắn. Hai đứa con tôi kêu khóc om sòm. Cuối cùng, hắn bị tôi túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm."
II - Luyện nói trên lớp
Kể lại câu chuyện trên theo ngôi thứ nhất cho cả lớp nghe (Trong khi kể, chú ý các yếu tố miêu tả và biểu cảm).
Học sinh tự thực hiện kể trên lớp.
– Chú ý điều chỉnh giọng nói cho phù hợp với ngôi kể, nhất là lời thoại;
– Nhấn mạnh các yếu tố miêu tả và biểu cảm theo ngôi thứ nhất.