31/03/2021, 14:48

Bài soạn "Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm" số 2 - 6 Bài soạn "Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm" hay nhất

Trả lời câu 1 (trang 109 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Ôn tập về ngôi kể - Em đã được đọc những văn bản nào có cách kể theo ngôi thứ nhất, văn bản nào có cách kể theo ngôi thứ ba? - Em đã gặp trong văn bản nào sự thay đổi ngôi kể? Tại sao lại phải thay đổi ngôi kể? Lời giải chi ...

Trả lời câu 1 (trang 109 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Ôn tập về ngôi kể

- Em đã được đọc những văn bản nào có cách kể theo ngôi thứ nhất, văn bản nào có cách kể theo ngôi thứ ba?

- Em đã gặp trong văn bản nào sự thay đổi ngôi kể? Tại sao lại phải thay đổi ngôi kể?

Lời giải chi tiết:

- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.

- Ngôi kể thường được thể hiện ra bằng nhân xưng trong lời kể. Có khi người kể kể theo ngôi thứ nhất – xưng “tôi” (Tôi đi học, Trong lòng mẹ,…) ; có khi kể theo ngôi thứ ba – dấu mình đi, không trực tiếp lộ diện nhưng thực ra đã có mặt ở khắp nơi để chứng kiến và kể lại chuyện, kể như nhân vật tự kể, kể như “người ta kể” (Tức nước vỡ bờ, Chiếc lá cuối cùng,…). Ngôi kể thứ ba cho phép người kể tự do hơn trong việc chứng kiến, biết và kể lại mọi chuyện. Ngôi kể thứ nhất (tôi) không thể tự do như ngôi kể thứ ba, người kể dưới hình thức nhân xưng “tôi” chỉ kể những gì “tôi” biết, “tôi” chứng kiến. Tuỳ theo từng trường hợp với dụng ý khác nhau, người ta có thể thay đổi ngôi kể để tạo ra màu sắc cá thể hoá, linh hoạt trong lời kể, điểm nhìn,…


Trả lời câu 2 (trang 110 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1): Chuẩn bị luyện nói

Đọc đoạn trích sau và kể lại theo lời của chị Dậu (ngôi thứ nhất)

“Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

- Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

- Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.

Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!

Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.

Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.”

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

Lời giải chi tiết:

- Thay đổi nhân xưng trong lời dẫn, lời thoại có thể giữ nguyên; thay đổi nhân xưng đối với anh Dậu (có thể thay bằng “nhà tôi”, ví dụ: Cai lệ tát vào mặt tôi một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh nhà tôi.”); thay đổi một số từ ngữ trong lời dẫn thoại, ví dụ: “Tức quá, không thể chịu được, tôi liều mạng cự lại:”. Thay đổi chi tiết miêu tả, biểu cảm, ví dụ:

“Tên người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh tôi. Nhanh tay, tôi nắm ngay được gậy của hắn. Tôi giằng co, du đẩy với hắn, rồi buông gậy ra, áp vào vật nhau với hắn. Hai đứa con tôi kêu khóc om sòm. Cuối cùng, hắn bị tôi túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm.”

- Viết ra thành văn bản toàn bộ lời kể, tập kể nhiều lần ở nhà.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0