Bài soạn "Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng" số 5 - 6 Bài soạn "Luyện nói thuyết minh về một thứ đồ dùng" - lớp 8 hay nhất
A. YẾU CẦU - Dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kĩ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học. - Tạo điều kiện để mạnh dạn suy nghĩ, phát biểu. B. GỢI Ý TRẢ LỜI CẦU HỎI,BÀI TẬP I. Chuẩn bị ở nhà đề bài: “Thuyết minh về cái phích nước (bình thuỷ)". Gợi ý 1. Yêu ...
A. YẾU CẦU
- Dùng hình thức luyện nói để củng cố tri thức, kĩ năng về cách làm bài văn thuyết minh đã học.
- Tạo điều kiện để mạnh dạn suy nghĩ, phát biểu.
B. GỢI Ý TRẢ LỜI CẦU HỎI,BÀI TẬP
I. Chuẩn bị ở nhà đề bài: “Thuyết minh về cái phích nước (bình thuỷ)".
Gợi ý
1. Yêu cầu Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lí giữ nhiệt, cách bảo quản phích nước.
2. Quan sát và tìm hiểu
- Xác định phích nước (bình thủy) là thứ đồ dùng cần thiết trong mỗi gia đình.
- Công dụng của phích nước: Giữ nhiệt cho nước đựng trong phích (giữ nhiệt trong vòng 6 tiếng đồng hồ nước từ 100 độ còn giữ được 70 độ).
- Cấu tạo:
+ Vỏ phích: Làm bằng chất liệu gì? Trang trì vỏ phích ra sao? vỏ phích có tác dụng bảo vệ ruột phích như thế nào?
+* Ruột phích (bộ phận quan trọng của phích): Để giữ nhiệt, ruột phích được làm bằng gì và làm như thế nào? (hai lớp thủy tinh, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài; phía trong lớp thủy tinh được tráng bạc nhằm hắt nhiệt trở lại để giữ nhiệt; miệng bình làm nhỏ để hạn chế khả năng truyền nhiệt).
- Cách bảo quản và sử dụng phích nước như thế nào? Những điều cần tránh khi sử dụng phích nước?
3. Lập dàn ý
- Thiết lập các ý theo trình tự hợp lí, phù hợp với cách trình bày miệng.
- Phải có ba phần theo quy định: Mở bài, thân bài, kết bài.
II. Luyện nói trên lớp
- Luyện nói theo dàn ý đã chuẩn bị trước tổ, nhóm.
- Một số học sinh được chọn nói trước lớp.
Gợi ý
- Căn cứ vào dàn bài chuẩn bị sẵn, nói theo thứ tự ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Tùy theo từng nội dung để sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp giải thích hay phương pháp dùng số liệu...
- Điểu chỉnh giọng nói (phát âm rõ ràng, âm lượng đủ nghe, nhấn mạnh những nội dung thuyết minh quan trọng); kết hợp với điệu bộ, nét mặt khi nói; chú ý từ xưng hô khi trong lớp có các bạn và thầy (cô giáo) ngồi dự.
- Chú ý lắng nghe bài nói của bạn, nhận xét của thầy (cô) và các bạn về bài nói của bạn; ghi chép, điêu chỉnh dàn ý của mình; bổ sung, rút kinh nghiệm từ bài nói của bạn để thực hiện bài nói của mình được tốt hơn.