Bài soạn "Lai tân" của Hồ Chí Minh số 1 - 6 Bài soạn "Lai tân" của Hồ Chí Minh lớp 11 hay nhất
Bố cục: Chia làm 2 phần: + Phần 1 (3 câu thơ đầu) thực trạng quan lại ở Lai Tân + Phần 2 ( câu cuối): nghịch lý, sự mỉa mai của tác giả với thực trạng đó Câu 1 (trang 45 sgk ngữ văn 11 tập 2): Bộ máy quan lại ở Lai Tân được miêu tả: - Hàng loạt các quan đứng đầu ...
Bố cục:
Chia làm 2 phần:
+ Phần 1 (3 câu thơ đầu) thực trạng quan lại ở Lai Tân
+ Phần 2 ( câu cuối): nghịch lý, sự mỉa mai của tác giả với thực trạng đó
Câu 1 (trang 45 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Bộ máy quan lại ở Lai Tân được miêu tả:
- Hàng loạt các quan đứng đầu của bộ máy nhà nước được miêu tả chân thực:
+ Ban trưởng nhà lao thường xuyên đánh bạc làm pháp phạm- Người đánh bạc ở ngoài bị bắt vào nhà giam nhưng trưởng ban nhà lao đánh bạc nhiều hơn ai hết
+ Cảnh trưởng tham ăn tiền của phạm nhân bị giải
+ Huyện trưởng chong đèn – đốt đèn bàn không chú ý tới công việc
Câu 1 và câu 2 tác giả thẳng thắn lên tiếng nói về hiện trạng của những kẻ cầm đầu chính quyền nhưng không có trách nhiệm, không làm đúng chức trách
→ Hình ảnh bộ máy cai trị của chính quyền Tưởng Giới Thạch đều thối nát, mục ruỗng. Quan trên lo hưởng lạc, quan dưới tham nhũng, ăn chơi.
Câu 2 (trang 45 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Câu thơ cuối đối lập hoàn toàn với 3 câu thơ đầu tiên, bài thơ kết thúc bằng câu thơ cuối nhẹ nhàng
- Khi bộ máy chính quyền thối nát, lộng hành mà “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.
- “Thái bình” chính là nhãn tự, là trục hút châm biếm của cả bài thơ.
+ Tình trạng đó là chuyện bình thường, bản chất của bộ máy cai trị. Chỉ một chữ mà nêu bật lên bản chất dối trá, đại loạn bên trong
- Lối châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay, có tác dụng lật tẩy bản chất của cả bộ máy chính quyền Lai Tân
→ Đòn đả kích độc đáo, bất ngờ, sâu cay
Câu 3 (trang 45 sgk ngữ văn 11 tập 2):
Kết cấu của bài thơ chặt chẽ, logic, tạo bất ngờ:
- Ba câu đầu để kể sự việc
- Điểm nhấn mạnh câu thứ tư, nêu bật toàn bộ tư tưởng của bài thơ.
→ Mở ra những ý mỉa mai châm biếm, hướng tới sự thối nát tận cùng của xã hội Tưởng Giới Thạch.
- Bài thơ in đậm cái bút chấm phá của thơ Đường. Lời thơ ngắn gọn, súc tích nhưng có tính bao quát
- Chất “thép” của bài thơ nằm ở sức chiến đấu, lời thơ nhẹ nhàng mà sức chiến đấu quyết liệt