31/03/2021, 14:49

Bài soạn "Lai tân" của Hồ Chí Minh số 6 - 6 Bài soạn "Lai tân" của Hồ Chí Minh lớp 11 hay nhất

I. Tác giả - Tiểu sử: + Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, trong một gia đình yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. + Học ở trường Quốc học Huế rồi dạy học ở Dục Thanh (Phan Thiết). + Sớm có lòng yêu nước, năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước + Người đã hoạt động cách mạng ở ...

I. Tác giả

- Tiểu sử:
+ Hồ Chí Minh sinh ngày 19-5-1890, trong một gia đình yêu nước ở Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
+ Học ở trường Quốc học Huế rồi dạy học ở Dục Thanh (Phan Thiết).
+ Sớm có lòng yêu nước, năm 1911, Người ra đi tìm đường cứu nước
+ Người đã hoạt động cách mạng ở nhiều nước: Pháp, Trung Quốc, Thái Lan…
+ Ngày 3-2-1930, thành lập đảng cộng sản Việt Nam.
+ Năm 1941, trở về nước, lãnh đạo phong trào Cách mạng trong nước
+ Tháng 8-1942, sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế, bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam đến tháng 9-1943.
+ Ra tù, Người trở về nước, lãnh đạo phong trào Cách mạng, tiến tới tổng khởi nghĩa tháng 8-1945.
+ Ngày 2-9-1945, đọc bản tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, giữ chức vụ Chủ tịch nước.
+ Lãnh đạo nhân dân trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ.
+ Hồ Chí Minh từ trần ngày 2-9-1969, tại Hà Nội.
→ Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào quốc tế
- Quan điểm sáng tác:
+ Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng: mỗi nhà văn là một nhà chiến sĩ.
+ Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học
+ Khi cầm bút bao giờ Bác cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Văn chính luận: các bài báo đăng trên báo Nhân đạo, Người cùng khổ, Tuyên ngôn độc lập, Bản án chế độ thực dân Pháp, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Lời kêu gọi chống Mĩ cứu nước
+ Truyện và kí: truyện ngắn viết bằng tiếng pháp đăng trên các báo ở Pa-ri (Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu), Nhật kí chìm tàu
+ Thơ ca: Nhật kí trong tù, chùm thơ sáng tác ở Việt Bắc và trong kháng chiến chống Pháp (Ca binh lính ca, Ca sợi chỉ...)
- Phong cách nghệ thuật:
+ Tính đa dạng: Bác viết nhiều thể loại, viết bằng nhiều thứ tiếng và mỗi thể loại đều có những nét độc đáo, hấp dẫn riêng
Văn chính luận: ngắn gọn, xúc tích, lập luận chặt chẽ, đa dạng về bút pháp.Truyện và ký: thể hiện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén.Thơ ca: gồm hai loại, mỗi loại có nét phong cách riêng.+ Tính thống nhất:
Cách viết ngắn gọn, trong sáng, giản dị

Sử dụng linh hoạt các bút pháp nghệ thuật khác nhau

Hình tượng nghệ thuật vận động hướng về ánh sáng tương lai


II. Tác phẩm
1. Tìm hiểu chung:
a. Xuất xứ - Hoàn cảnh sáng tác
* Về tập thơ "Nhật ký trong tù"
* Bài thơ "Lai Tân”
- Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác:
+ Là bài thơ thứ 31, trích “Nhật ký trong tù” Hồ Chí Minh
+ Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác trong khoảng bốn tháng đầu của thời gian HCM bị giam giữ tại các nhà tù của bọn Quốc dân đảng Trung Quốc ở Quảng Tây.
+ Mảng đề tài: Bài thơ thuộc mảng thơ hướng ngoại, nội dung phê phán nhà tù và xã hội Trung Quốc với nghệ thuật châm biếm sắc sảo.
b. Bố cục: 2 phần
- Phần 1: (3 câu đầu) là 3 câu tự sự nói về hành vi thường thấy ở 3 viên quan ở Lai Tân.
- Phần 2: (Câu cuối) là một lời kết luận, một nhận xét, đánh giá của tác giả.

2. Tìm hiểu chi tiết
a. Thực trạng thối nát của chính quyền Lại Tân
- Ba câu thơ đầu là ba nét vẽ rạch ròi chân dung của những kẻ đứng đầu trong bộ máy quản lí nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Lai Tân:
+ Ban trưởng: ngày ngày đánh bạc.
+ Cảnh trưởng: ăn tiền của phạm nhân.
+ Huyện trưởng: chong đèn làm việc công (Việc mờ ám - hút thuốc phiện?)
=> Lần lượt từng tên, hiện ra rõ mồn một, tất cả đều thối nát, đều hoàn toàn vô trách nhiệm. Đó là những kẻ đại diện thực thi, bảo vệ công lí, pháp luật nhưng hành vi lại phi pháp.
- Nghệ thuật:
+ Lối viết tự sự
+ Giọng điệu thản nhiên, có phần lạnh lùng, mỉa mai.
=> Nhà tù là nơi cải hoá người xấu thành người tốt nhưng với những kẻ cai quản nhà tù như thế kia thì thực chất của loại nhà tù này là gì, đó là điều dễ hiểu. Một kiểu nhà tù như thế với những kẻ cai quản như thế thì làm sao xã hội có thể thái bình thực sự được?
b. Thái độ châm biếm, mỉa mai của tác giả
“Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.
- “Thái bình” là nhãn tự, là trục hút châm biếm của cả bài thơ.
=> Hoá ra tình trạng ấy là chuyện bình thường, chuyện bản chất của guồng máy cai trị nơi đây. “Chỉ một chữ ấy mà xé toang tất cả sự “thái bình” dối trá nhưng thực sự là “đại loạn bên trong”.
- Nghệ thuật: Không “đao to búa lớn” mà theo như cách dân gian thường nói là “Mát nước thối cỏ”, lối châm biếm nhẹ nhàng, mát mẻ => lật tẩy bản chất của cả bộ máy nhà nước ở Lai Tân.
=> Là một đòn đả kích độc đáo và bất ngờ .
c. Giá trị nội dung
- Bài thơ miêu tả thực trạng thối nát của chính quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch và thái độ châm biếm, mỉa mai sâu cay
d. Giá trị nghệ thuật
- Ngòi bút miêu tả giản dị, chân thực.
- Lối viết mỉa mai sâu cay.
- Bút pháp trào phúng.

Câu 1. Bộ máy quan lại ở Lai Tân đã được miêu tả trong ba câu thơ đầu :

“Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc

Giải người canh trưởng kiếm ăn quanh

Chong đèn, huyện trưởng làm công việc

Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”.

Tác giả nhằm vào những người đứng đầu ở mỗi cương vị của bộ máy nhà nước :Ban trưởng nhà lao thường xuyên đánh bạc (Đánh bạc làm phạm pháp – Người đánh bạc ở ngoài thì bị bắt vào nhà giam nhưng trưởng ban nhà lao lại đánh bạc nhiều hơn ai hết).
Cảnh trưởng tham lam ăn tiền của phạm nhân bị giải.
Huyện trưởng chong đèn làm công việc. Nếu theo nghĩa huyện trưởng chăm chỉ làm việc thì cũng ngụ ý mỉa mai bởi lẽ không biết ông làm việc gì mà cấp dưới ăn chơi, ăn chặn quan vẫn không biết. Còn nếu hiểu theo nghĩa chong đèn hút thuốc phiện thì hợp logic phê phán, châm biếm từ câu 1 và câu 2.

– Ở câu 1 và câu 2 tác giả nói thẳng sự việc, để sự việc tự lên tiếng. Câu 3, thủ pháp châm biếm kín đáo, sâu sắc. Ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng, từ bé đến lớn đều không làm đúng. Chức năng người đại diện cho pháp luật. Từ đó cho thấy bộ máy cai trị của chính quyền Tưởng Giới Thạch từ trên xuống dưới đều hết sức thối nát, xấu xa. Quan trên lo hưởng lạc, quan liêu, vô trách nhiệm. Quan dưới tham nhũng, ăn chơi.


Câu 2. Sắc thái châm biếm, mỉa mai ở câu thơ cuối : « Trời đất Lai Tân vẫn thái bình ». Nhìn bề ngoài Lai Tân vẫn bình yên, nhưng xét trong mối liên hệ với ba câu đầu thì câu cuối hàm ý mỉa mai : Lai Tân thái bình chỉ là bề ngoài giả tạo. Thực chất bên trong bất ổn, thối nát vô cùng. Sự giả tạo đó đã diễn ra từ lâu, không có gì thay đổi càng nổi bật ý mỉa mai sự trì trệ của bộ máy chính quyền thời Tưởng.


Câu 3. Nghệ thuật châm biếm, trào phúng đa dạng :

Đả kích trực tiếp bằng sự việc khách quan (2 câu đầu).
Hình ảnh mỉa mai kín đáo (2 câu cuối)
Tóm lại : Đây là một bài thơ hiên thực trào phúng, một bức tranh thu nhỏ của chế độ nhà tù và chế độ xã hội thời Tưởng Giới Thạch (xấu xa, đồi bại, tham nhũng, quan liêu).

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

0