31/03/2021, 14:49

Bài soạn "Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử" số 6 - 6 Bài soạn "Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử" của Thúy Lan lớp 6 hay nhất

I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Thúy Lan 2. Tác phẩm Thuộc kiểu văn bản nhật dụng II. Hướng dẫn Soạn Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử Câu 1 trang 127 SGK văn 6 tập 2 Bố cục Đoạn 1: Từ đầu đến "thủ đô Hà Nội"- Giới thiệu chung về cây cầu. Đoạn 2: Từ "Cầu Long Biên ...

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả: Thúy Lan

2. Tác phẩm

Thuộc kiểu văn bản nhật dụng


II. Hướng dẫn Soạn Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử

Câu 1 trang 127 SGK văn 6 tập 2

Bố cục

Đoạn 1: Từ đầu đến "thủ đô Hà Nội"- Giới thiệu chung về cây cầu.
Đoạn 2: Từ "Cầu Long Biên khi." đến " dẻo dai, vững chắc"- Cầu Long Biên chứng nhân sống động đau thương và anh dũng.
Đoạn 3: còn lại- Cầu Long Biên trong đời sống hiện đại và cảm nghĩ của tác giả.


Câu 2 trang 127 SGK văn 6 tập 2

Qua đoạn văn từ “Cầu Long Biên khi mới khánh thành đến bị chết trong quá trình làm cầu” em hiểu thêm về cầu Long Biên đó là:

Vị trí: Bắc qua sông Hồng.
Cầu Long Biên nặng 17 nghìn tấn, dài 2290m
Có hình dáng như một dải lụa
Để có được cây cầu, bao nhiêu máu và nước mắt đã đổ xuống.
Quy mô của cầu Long Biên tuy nhỏ song xét về mặt lịch sử thì cây cầu này có mặt trong suốt gần 100 năm trước.


Câu 3 trang 127 SGK văn 6 tập 2

Đoạn văn từ “Năm 1945” đến “nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc”

a) Những cảnh vật và sự việc được ghi lại:

Màu xanh của bãi mía, nương dâu, vườn chuối.
Chiều xuống, đèn mọc như sao sa.
đoàn quân ra đi 1946
những lần đánh bom của Mỹ xuống cầu
Cảnh vật và sự việc đó đã cho ta biết về hình ảnh của cây cầu anh hùng, hiên ngang với lịch sử.

b) Việc trích dẫn một bài thơ và lời một bản nhạc trong đoạn văn có tác dụng: gây ấn tượng mạnh mẽ, chân thực, cụ thể trong việc làm nổi bật ý nghĩa “chứng nhân” của cầu Long Biên.

c) So sánh cách kể của đoạn văn này với đoạn đã phân tích ở câu 2:

Ngôi kể: chuyển ngôi linh hoạt từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất.
Phương thức biểu đạt: chủ yếu là phương thức thuyết minh
Từ ngữ: từ ngữ có sắc thái biểu cảm mạnh.


Câu 4 trang 127 SGK văn 6 tập 2

a)

Tác giả đặt tên của bài là “Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử” vì cầu Long Biên cầu Long Biên đã trải qua rất nhiều những thăng trầm, biến động trong lịch sử dân tộc, có thể nói, cầu không chỉ chứng kiến mà còn chịu cùng đau, cùng xót với nhân dân.
Không thể thay thế từ “chứng nhân” thành từ “chứng tích” bởi gọi cầu Long Biên là “chứng nhân” là tác giả có ý nhân hóa, coi cầu như một con người, là nhân chứng sống cho lịch sử, còn từ “chứng tích” chỉ là dùng để chỉ một sự vật vô tri.
Những sự kiện cầu Long Biên đã "chứng kiến":

Cuộc kháng chiến chống Pháp đầu năm 1947- Trung đoàn rút khỏi Hà Nội
Năm 1972, cầu Long Biên bị giặc Mĩ ném bom đánh phá.
b) Câu cuối bài có sắc thái biểu cảm rõ hơn về cách diễn đạt gợi những liên tưởng thú vị.

Câu rút gọn: Tôi cố gắng truyền tình yêu cây cầu của mình vào trái tim những du khách để họ ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.
Vì cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử "sống động, đau thương và anh dũng" nên nhịp cầu bằng thép của cầu Long Biên có thể trở thành nhịp cầu vô hình nối liền, gắn kết những con tim


III. Luyện tập Cầu Long Biên- Chứng nhân lịch sử

Tìm hiểu ở địa phương những di tích nào có thể gọi là “chứng nhân lịch sử”

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0