Bài soạn "Em bé thông minh" số 1 - 6 Bài soạn "Em bé thông minh" lớp 6 hay nhất
I. Tìm hiểu chung 1. Khái niệm Truyện cổ tích là loại truyện hư cấu được truyền miệng trong dân gian Kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật và sự kiện khác nhau Thường mang yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện ước mơ của nhân dân về sự chiến thắng của ...
I. Tìm hiểu chung
1. Khái niệm
Truyện cổ tích là loại truyện hư cấu được truyền miệng trong dân gian
Kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật và sự kiện khác nhau
Thường mang yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện ước mơ của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện với cái ác, sự công bằng và bất công
2. Bố cục
Phần 1: từ đầu ... thật lỗi lạc: Giới thiệu việc tìm người tài của nhà vua
Phần 2: tiếp theo... sứ giả nước láng giềng: Sự thông minh, nhanh trí của em bé qua 4 lần thử thách
Phần 3: còn lại: Em bé trở thành trạng nguyên
3. Tóm tắt truyện Em bé thông minh
Có một ông vua nọ sai quan đi dò la khắp nơi để tìm người hiền tài. Một hôm, thấy hai bố con đang làm ruộng bên vệ đường, ông quan ấy liền ra một câu hỏi về số đường trâu cày được trong một ngày. Trong khi ông bố lúng túng, cậu con trai nhanh trí liền hỏi vặn lại. Biết tìm được người tài, vua thử một lần nữa bằng cách bắt làng cậu bé phải làm cho trâu đực đẻ ra trâu con. Một lần nữa, cậu bé giúp làng thoát tội bằng sự mưu trí của mình. Tài năng của cậu tiếp tục được thể hiện trong những câu đố tiếp theo và được vua ban thưởng rất hậu. Hồi đó, vua nước láng giềng muốn xâm lược nước ta, để dò xem nước ta có nhân tài hay không bèn đưa ra câu đố xâu một sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc. Tất cả triều đình không ai giải được ngoại trừ cậu bé thông minh. Nhờ đó, nước ta tránh được họa xâm lăng. Sau đó, cậu bé được phong làm trạng nguyên, xây dinh thự bên cạnh hoàng cung cho em ở để tiện hỏi han.
II. Đọc- Hiểu văn bản
Câu 1 trang 74 SGK văn 6 tập 1:
Hình thức dùng câu đố để thử tài nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích
Tác dụng:
Tạo ra tình huống truyện li kì, hấp dẫn
Tạo sức lôi cuốn, hấp dẫn người đọc
Giúp nhân vật bộc lộ được tài năng, phẩm chất của mình
Câu 2 trang 74 SGK văn 6 tập 1:
Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua 4 lần, lần sau khó hơn lần trước:
Lần 1: trả lời, đối đáp lại viên quan
Lần 2: đưa nhà vua vào cái bẫy của mình, để nhà vua tự nói ra điều phi lí
Lần 3: trả lời bằng cách đố lại nhà vua
Lần 4: dùng kinh nghiệm đời sống dân gian để giải câu đố của sứ giả nước láng giềng
Câu 3 trang 74 SGK văn 6 tập 1:
Những cách giải đố của em bé:
Đẩy thế bị động về phía người ra câu đố
Làm cho người ra câu đố thấy sự phi lí
Dựa vào kiến thức, kinh nghiệm đời sống
Những cách ấy lí thú ở chỗ nó rất giản dị, hồn nhiên, hoàn toàn dựa vào kiến thức thực tế
Câu 4 trang 74 SGK văn 6 tập 1:
Ý nghĩa của truyện cổ tích Em bé thông minh:
Đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống của nhân dân
Tạo ra tiếng cười hóm hỉnh, hài hước nhưng không kém phần thâm thúy
III. Luyện tập
Câu 1 trang 74 SGK văn 6 tập 1:
Kể diễn cảm truyện này
Câu 2 trang 74 SGK văn 6 tập 1: Kể một câu chuyện về Em bé thông minh mà em biết
Truyện Trạng Lường cân voi:
Một lần, đoàn sứ giả nhà Minh sang nước ta, vua sai Trạng Lường Lương Thế Vinh ra đón tiếp. Sứ thần nhà Minh biết ông chẳng những nổi tiếng về văn chương mà còn uyên bác về khoa học bèn thách: “Vậy quan trạng có thể cân xem con voi kia nặng bao nhiêu được không?”. Trạng đáp: “Được chứ” và lấy chiếc cân đi ra phía bờ sông cân voi. Ông sai lính dắt voi xuống chiếc thuyền lớn đang neo tại bờ sông, đợi khi con voi đã đứng yên thì đánh dấu mép nước bên mạn thuyền, rồi dắt voi lên bờ. Sau đó, ông ra lệnh cho lính khuân đá bỏ vào thuyền, cho đến khi thuyền chìm xuống ngang mực nước đã đánh dấu thì thôi. Thế rồi ông cân voi bằng cách cân hết số đá trong thuyền và làm cho sứ thần nể phục.