Bài soạn "Đi bộ ngao du" của Ru-xô số 6 - 6 Bài soạn "Đi bộ ngao du" của Ru-xô lớp 8 hay nhất
I. Đôi nét về tác giả Ru-xô - Ru-xô (1712-1778) tên khai sinh là Jean-Jacques Rousseau - Quê quán: Nhà văn người Pháp - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác: + Ông là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động cách mạng xã hội Pháp + Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như Giuy-li, ...
I. Đôi nét về tác giả Ru-xô
- Ru-xô (1712-1778) tên khai sinh là Jean-Jacques Rousseau
- Quê quán: Nhà văn người Pháp
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác:
+ Ông là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động cách mạng xã hội Pháp
+ Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng như Giuy-li, Nàng Hê-lô-i-dơ mới, Ê-min hay về giáo dục…
II. Đôi nét về tác phẩm Đi bộ ngao du
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Văn bản trích trong quyển V - quyển cuối cùng của tác phẩm Ê-min hay Về giáo dục, xuất bản năm 1762, bài viết bày tỏ quan điểm muốn ngao du học hỏi cần phải đi bộ
2. Bố cục
- Đoạn 1: Khổ 1: Đi bộ ngao du rất thoải mái, được tự do thưởng ngoạn
- Đoạn 2: Khổ 2: Đi bộ ngao du trau dồi kiến thức, tăng sự hiểu biết về thiên nhiên, cuộc đời
- Đoạn 3: Khổ 3: Đi bộ ngao du rèn luyện sức khỏe, tinh thần cho con người
3. Giá trị nội dung
- Văn bản là minh chứng cho những tác dụng mà đi bộ mang lại cho con người, muốn ngao du cần phải đi bộ. Qua đó, thể hiện Ru-xô là một con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiệ nhiên
4. Giá trị nghệ thuật
- Văn bản có cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, lí lẽ và dẫn chứng sinh động
Câu 1 (trang 101 sgk Văn 8 Tập 2):
Ba luận điểm mà Ru-xô trình bày thành ba đoạn trong văn bản để thuyết phục mọi người muốn ngao du thì nên đi bộ:
- Đoạn 1: Từ "Tôi chỉ quan niệm" đến "cho đôi bàn chân nghỉ ngơi":
→ Người ta sẽ cảm nhận được tự do, thoát khỏi những ràng buộc khi đi bộ ngao du.
- Đoạn 2: Từ "Đi bộ ngao du" cho đến "không thể làm tốt hơn"
→ Đi bộ ngao du người ta có thể tích lũy được thêm những trí thức mình quan tâm ở đủ các ngành, lĩnh vực.
- Đoạn 3: Từ "Biết bao hứng thú" đến hết: Đi bộ ngao du là một hình thức giúp cho người ta khỏe mạnh về cả tinh thần và thể chất.
Câu 2 (trang 101 sgk Văn 8 Tập 2):
- Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự hợp lí, thể hiện tư tưởng của tác giả:
+ Suốt đời Ru-xô đấu tranh cho tự do nên ông đề cập đến vấn đề tự do trước tiên.
+ Tuổi thơ Ru-xô không được học hành nên ông khát khao tìm hiểu, học hỏi tri thức.
+ Sau cùng là những trau dồi hiểu biết về cuộc sống.
Câu 3 (trang 101 sgk Văn 8 Tập 2):
- Nhà văn dùng đại từ nhân xưng "ta" khi đưa ra những khái quát, nhận định chung.
Dùng "tôi" khi bộc lộ những thể nghiệm sinh động của riêng mình.
- Những nhận định chung được bổ sung bằng những thể nghiệm của chính bản thân nhà văn khiến cho các lí lẽ thêm phần thuyết phục.
Câu 4 (trang 101 sgk Văn 8 Tập 2): Qua bài văn ta thấy Ru-xô là một người giản dị, gần gũi với tự nhiên, yêu tự do và luôn theo đuổi, khám phá những tri thức mới lạ, bổ ích.