31/03/2021, 14:52

Bài soạn "Đeo nhạc cho mèo" số 3 - 6 Bài soạn "Đeo nhạc cho mèo" lớp 6 hay nhất

I. Về thể loại Truyện Đeo nhạc cho mèo thuộc thể loại truyện ngụ ngôn. Là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần. Thông thường, truyện ngụ ngôn mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng nói, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ...

I. Về thể loại

Truyện Đeo nhạc cho mèo thuộc thể loại truyện ngụ ngôn. Là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần. Thông thường, truyện ngụ ngôn mượn truyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng nói, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

Trong lịch sử văn học, truyện ngụ ngôn ra đời từ rất sớm. Từ thời cổ đại đã có Ê-dốp – một nhà thơ Hi Lạp chuyên viết truyện ngụ ngôn bằng thơ. Sau này có La Phông-ten cũng là một tác giả truyện ngụ ngôn nổi tiếng.


II. Tóm tắt

Bởi mèo cứ ăn thịt chuột mãi nên chuột phải tìm cách bảo vệ giống nòi. Thế là cả làng chuột họp nhau lại, ông Cống có sáng kiến là đeo nhạc vào cổ cho mèo để nó đi đâu cũng phát ra tiếng kêu, chuột nghe thấy biết đường mà chạy. Cả làng chuột đều cho rằng cách đó là hay nhưng khi cử người đi làm thì ai cũng chối đây đẩy. Rốt cuộc anh chuột Chù không biết chối vào đâu được nên đành phải nhận lời. Khi thấy chuột Chù đến, mèo nhe nanh, giơ vuốt khiến chuột Chù vứt vội nhạc chạy về báo làng. Không ai dám bàn đến cái nhạc nữa. Và thế là cho đến tận bây giờ, mèo vẫn cứ ăn thịt chuột.


III. Bố cục

Văn bản Đeo nhạc cho mèo có thể chia thành 3 đoạn:

Đoạn 1: từ đầu => “trên ông đồ”, nội dung: cảnh họp làng chuột
Đoạn 2: tiếp => “nói lôi thôi gì nữa”, nội dung: diễn biến cuộc họp của làng chuột
Đoạn 3: còn lai, nội dung: thực hiện quyết định sau cuộc họp không thành


IV. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Cả làng chuột họp để đối phó với mèo. Ông chuột Cống đề nghị đeo nhạc cho mèo, chỉ cần nghe tiếng nhạc thì loài chuột sẽ tránh được tai họa. Nhưng khi thực hiện thì ai cũng chối đây đẩy, tìm đủ mọi lý do để trốn việc và đùn đẩy cho người khác. Ông Cống đùn sang anh Nhắt, anh Nhắt láu lỉnh lại đẩy sang cho chú chuột Chù. Rốt cuộc thì chuột Chù, vì là đầy tớ của làng nên phải nhận. Mặc dù mèo không thèm ăn thịt chuột Chù nhưng vẫn nhe nanh vuốt khiến Chù sợ bỏ chạy về báo cả làng. Cả làng cũng bỏ chạy, và kết quả là cho đến tận bây giờ, mèo vẫn ăn thịt chuột.


Câu 2:

Cảnh họp làng chuột và lúc cử người “đeo nhạc cho mèo” rất đối lập nhau. Lúc bàn nhau thì ai cũng cho là “đẹo nhạc cho mèo” là rất có lý, rất hiệu quả và đều ưng thuận. Nhưng đến lúc cử người làm việc này thì ai cũng thoái thác, tìm đủ mọi lý do, đùn đẩy cho người khác.

=> thể hiện sự hèn nhát, phê phán kiểu người nói dễ làm khó


Câu 3:

Việc miêu tả những loại chuột trong truyện rất sinh động, hóm hỉnh, vừa diễn tả được không khí chung của họ hàng nhà chuột, vừa thể hiện được tính cách sắc nét của từng nhân vật.

Mỗi nhân vật chuột trong truyện đều tương ứng với một loại người trong làng:

Ông chuột Cống “rung rinh béo tốt” được coi là bậc bề trên, có chút chữ nghĩa, kẻ cả, cậy thế cậy quyền, chỉ đòi “ăn trên ngồi trốc”
Anh chuột Nhắt láu lỉnh, khôn ngoan, khéo trốn tránh công việc, tương ứng với loại chức sắc “dở ông dở thằng”
Anh Chù thật thà, chất phác, thuộc hàng ngũ những người “thấp cổ bé họng”, thường bị những bọn chức sắc bắt nạt


Câu 4:

Trong cuộc họp làng chuột, người có quyền xướng việc và sai khiến chính là những người có vai vế hàng đầu như ông Cống, người tự cho mình cái quyền không phải làm gì nặng nhọc, nguy hiểm là những người dở dở ương ương như anh Nhắt.

Còn những người cùng đinh, ở dưới cùng trong bậc thang phân cấp xã hội như anh Chù thì phải gánh vác những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, những kế hoạch viển vông do các vị chức sắc xướng lên.


Câu 5:

Mục đích chính của những truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy con người ta bài học cuộc sống. Truyện Đeo nhạc cho mèo đưa ra bài học để đời:

Thứ nhất, một sáng kiến hay kế hoạch tốt thì cần phải có điều kiện để thực hiện nó. Dù kế hoạch đó có hay đến mấy mà không thể thực hiện trên thực tiễn thì đó cũng chỉ là những kế hoạch, những sáng kiến viển vông, không có giá trị
Thứ hai, người thực hiện kế hoạch cần phải có đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện nó. Nếu là đùn đẩy cho ai đó để trốn tránh trách nhiệm, bắt người ta phải thực hiện theo kế hoạch của mình thì không bao giờ kế hoạch đó có thể thành công
Thứ ba, một hội đồng mà toàn những kẻ chỉ biết nói cho sướng miệng rồi đùn đẩy cho người này người kia thì hội đồng đó chỉ có thể là hội đồng chuột và mãi mãi vẫn bị mèo ăn thịt

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0