31/03/2021, 14:52

Bài soạn "Danh từ" số 5 - 6 Bài soạn "Danh từ" lớp 6 hay nhất

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1. Đặc điểm của danh từ 1.1. Hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm dưới đây:Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con ... ...

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Đặc điểm của danh từ

1.1. Hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm dưới đây:Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con ... (Em bé thông minh)Trả lời:

Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu.1.2. Xung quanh danh từ trong cụm danh từ nói trên có những từ nào?Trả lời:

Xung quanh từ “con trâu” có từ “ba” và “ấy”.1.3. Tìm các danh từ khác trong câu đã dẫn.Trả lời:

Danh từ chỉ người: vua
Danh từ chỉ vật: làng, thúng, gạo nếp, trâu, con
1.4. Danh từ biểu thị những gì?Trả lời: Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng…1.5 Đặc câu với danh từ mới tìm đượcTrả lời:

Nhà vua đang kén rể cho công chúa Mị Nương
Làng tôi nằm ở ven sông.
Con trâu đang nhởn nhơ gặm cỏ trên triền đê.


2. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật

2.1. Nghĩa của các từ in đậm dưới đây có gì khác các danh từ đứng sau:

ba con trâu
một viên quan
ba thúng gạo
sáu tạ thóc
Trả lời: Các danh từ đứng sau nhằm làm rõ nghĩa cho các danh từ được in đậm.2.2. Hãy thay các từ in đậm trong ví dụ trên bằng các từ khác tương tự, rồi nhận xét về ý nghĩa tính đếm, đo lường của các cụm danh từ. Trường hợp nào ý nghĩa tính đếm, đo lường thay đổi, trường hợp nào không?Trả lời:

Thay con = chú, thay viên = ông, ta có: ba chú trâu, một ông quan thì ý nghĩa về số lượng không thay đổi.
Thay thúng = bồ, tạ = yến, ta có: ba bồ gạo sáu yến thóc thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.
Các danh từ kiểu con, viên, chú, ông - không làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường của cụm danh từ - được gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên.
Các danh từ kiểu thúng, bơ, tạ, yến - có làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường - được gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước.


3. Tóm tắt nội dung bài Danh từ

Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm…
Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó… ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.
Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.
Danh từ được chia thành hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị hoặc danh từ chỉ sự vật.
Dan từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm:
Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ)
Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Cụ thể là:
Danh từ chỉ đơn vị chính xác
Danh từ chỉ đơn vị ước chừng


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: (Trang 87 - SGK Ngữ văn 6) Hãy liệt kê một số danh từ chỉ vật mà em biết. Đặt câu với một trong số các danh từ ấy?

Bài làm:
Một số danh từ chỉ vật: bút, thước, vở, sách, con trâu, xe máy, nhà, cây…
Đặt câu:
Cái bút này màu xanh.

Xe máy này rất đẹp.


Câu 2: (Trang 87 - SGK Ngữ văn 6) Liệt kê các loại từ:a. Chuyên đứng trước danh từ chỉ người, ví dụ: ông, vị, cô,...b. Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật, ví dụ: cái, bức, tấm,...
Bài làm:
a. Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: ông, cô, anh, chị, viên, lão, bác, bé…

b. Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: chiếc, quyển, cái, tấm, bức


Câu 3: (Trang 87 - SGK Ngữ văn 6) Liệt kê các danh từ:

a. Chỉ đơn vị qui ước chính xác, ví dụ: mét, lít, kilogam, yến, tạ, tấn, ...b. Chỉ đơn vị qui ước, ước chừng, ví dụ: nắm, mớ, đàn, ...
Bài làm:
a. Chỉ đơn vị qui ước chính xác: ki-lô-gam, yến, tạ, tấn, ki-lô-mét,tá…b. Chỉ đơn vị qui ước, ước chừng: thúng, rổ, bơ, bó, bầy, đàn, vốc…


Câu 4 (Trang 87 - SGK Ngữ văn 6)
Các danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, cái, bức,..

Các danh từ chỉ sự vật: Mã Lương, cha mẹ, con, cây, cỏ,...


Hãy viết một đoạn văn ngắn về quê hương và chỉ ra các danh từ được sử dụng.
Bài làm:
Bài tham khảo 1:

Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, là nơi chôn rau cắt rốn của mình. Nơi đây là nơi con cất tiếng khóc chào đời, nơi có ba mẹ và những người thân yêu luôn sát cánh bên con. Quê hương nơi có cánh đồng lúa chín vàng, nơi có con sông đỏ nặng phù sa, những triền đê trải dài tít tắp. Nơi đây còn có biết bao kỉ niệm tuổi thơ, chơi đùa học tập bên gia đình và bạn bè, thầy cô. Quê hương dạy ta biết bao điều, là nơi ta trưởng thành khôn lớn. Mai này dù có đi đâu xa, hai chữ:" Quê hương" ấy sẽ luôn khắc sâu vào trong tâm trí của mỗi người.
=> Các danh từ được sử dụng là: quê hương, ba mẹ, cánh đồng lúa, con sông, triền đê, gia đình, bạn bè, thầy cô,...


Bài tham khảo 2:
Quê hương em đẹp biết bao, nơi đây có đồng lúa chín vàng, những cánh cò trắng là là bay. Các cô bác nông dân chăm chỉ làm việc quanh năm suốt tháng. Quê hương em ngày càng đổi mới. Những công ti xí nghiệp mọc lên như nấm. Những căn nhà cao tầng dần thay thế cho những ngôi nhà mái rạ rơm vàng như ngày xưa. Cuộc sống con người ngày càng tốt hơn xưa. Không còn những con đường đất đỏ sình lầy những ngày mưa nữa mà thay vào đó là những con đường đổ bê tông phẳng lì thuận tiện cho việc đi lại. Những con đê giờ đã được bê tông hóa, trải dài tít tắp, bảo vệ ruộng lúa, cuộc sống cho mọi người mỗi mùa mưa, nước lũ. Quê hương ngày càng phát triển,em thầm hứa sẽ cố gắng học tập để xây dựng quê hương ngày một tươi đẹp hơn nữa.
=> Các danh từ được sử dụng: Quê hương, đồng lúa, cánh cò, nông dân, cô bác, công ti, xí nghiệp, căn nhà, ngôi nhà, con đường, con đê, ruộng lúa,....

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
0