Bài soạn "Nhân hóa" số 1 - 6 Bài soạn "Nhân hóa" lớp 6 hay nhất
I. Nhân hoá là gì? Câu 1 (trang 56 sgk ngữ văn 2): Phép nhân hóa trong khổ thơ: + Ông trời mặc áo giáo đen ra trận + Muôn nghìn cây mía múa gươm + Kiến hành quân đầy đường Câu 2 (trang 57 sgk ngữ văn 6 tập 2): - Cách diễn đạt của Trần Đăng Khoa gần gũi, sinh ...
I. Nhân hoá là gì?
Câu 1 (trang 56 sgk ngữ văn 2):
Phép nhân hóa trong khổ thơ:
+ Ông trời mặc áo giáo đen ra trận
+ Muôn nghìn cây mía múa gươm
+ Kiến hành quân đầy đường
Câu 2 (trang 57 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Cách diễn đạt của Trần Đăng Khoa gần gũi, sinh động khiến cho thế giới vô tri khác trở nên có hồn hơn.
II. Các kiểu nhân hóa
Câu 1 (trang 57 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Sự vật được nhân hóa Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay
b, Sự vật: Gậy tre, chông tre, tre
c, Trâu
Câu 2 (trang 57 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Sự vật được nhân hóa bằng việc sử dụng từ hô gọi: lão, cô, bác, cậu
b, Dùng từ chỉ hoạt động của con người “chống lại”, “xung phong”, “giữ”
c, Nói chuyện với con vật như nói chuyện với người.
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 58 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Đối tượng được nhân hóa: con tàu (tàu mẹ, tàu con), xe (xe anh, xe em)
-> Nhân hóa giúp người đọc tưởng tượng ra một cách sinh động cảnh lao động hối hả nhưng tươi vui ở bến cảng. Mọi sự vật, hiện tượng trở nên có hồn hơn, sự vật có đời sống như chính con người.
Bài 2 (trang 58 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Đoạn văn này không sử dụng phép nhân hóa
+ Chỉ đơn thuần là đoạn văn miêu tả, kể lể thuần túy.
+ Không gợi được sự sinh động, gần gũi hay mối liên hệ mật thiết giữa con người với thế giới sự vật.
Bài 3 (trang 58 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Cách gọi tên có sự vật có sự khác biệt:
Cô bé Chổi Rơm (gọi tên như người): Chổi rơm
Xinh xắn nhất (tính từ miêu tả người): Đẹp nhất
Chiếc váy vàng óng (trang phục chỉ có ở con người): Tết bằng nếp rơm vàng
Áo của cô (trang phục chỉ có ở người): Tay chổi
Cuốn từng vòng quanh người (sử dụng từ “người” gọi tên bản thể): Quấn quanh thành cuộn
- Cách 1 viết sinh động, hấp dẫn hơn khi sử dụng phép nhân hóa, phù hợp với giọng văn bản miêu tả.
- Cách 2 viết trung thực, khách quan phù hợp với văn bản thuyết minh
Bài 4 ( trang 59 sgk ngữ văn 6 tập 2):
a, Hô gọi với sự vật (núi ơi) như đối với người.
-> Coi vật trở thành người tri âm, tri kỉ để bộc lộ tình cảm, giãi bày suy nghĩ, tình cảm trong lòng
b, Dùng các từ vốn chỉ tính chất, hoạt động của con người: tấp nập, xuôi ngược, cãi cọ, gầy vêu vao, bì bõm lội bùn… để chỉ tính chất của sự vật.
-> Miêu tả bức tranh đời sống của động vật sống động như chính đời sống của con người.
c, Dùng những từ vốn chỉ tính chất, hoạt động của con người (trầm ngâm, nhìn, vùng vằng, chạy về) để chỉ hoạt động, tính chất của vật (những chòm cổ thụ, nước)
-> Thế giới cây cối, đồ vật giàu sức sống, sinh động như chính thế giới của con người.
d, Cây xà nu được nhân hóa thể hiện sức sống kiên cường, bất khuất của con người và cây cối nơi đây
Bài 5 (trang 59 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Nàng Thu dịu dàng nhường chỗ cho cô em gái út tinh nghịch tới, nàng Đông. Ông mặt trời từ từ chui vào chăn ấm ngủ một giấc miết mải. Cũng vì lẽ đó mà bộ váy của chị mây dần chuyển sang gam màu xám nhẹ, còn những bạn gió nay đã bớt ham chơi, quay về cần mẫn thay lớp lá già úa cho cây cối.