31/03/2021, 14:52

Bài soạn "Danh từ" số 2 - 6 Bài soạn "Danh từ" lớp 6 hay nhất

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA DANH TỪ Câu 1 . Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm dưới đây. Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con [...]. (Em bé thông minh) ...

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA DANH TỪ

Câu 1. Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học, hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm dưới đây.

Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con [...].

(Em bé thông minh)

Trả lời:

Trong cụm từ in đậm: ba con trâu có các danh từ: con trâu


Câu 2. Xung quanh danh từ trong cụm danh từ nói trên có những từ nào?

Trả lời:

Xung quanh những danh từ trong cụm danh từ nói trên có:

- Số từ: ba

- Danh từ chính: con trâu

- Đại từ phiếm chỉ: ấy


Câu 3. Tìm thêm các danh từ khác trong câu đã dẫn.

Trả lời:

Trong câu còn có các danh từ: vua, làng, thúng gạo, nếp.


Câu 4. Danh từ biểu thị những gì?

Trả lời:

Danh từ biểu thị người, vật, hiện tượng, khái niệm...


Câu 5. Đặt câu với các danh từ em mới tìm được.

Trả lời:

Đặt câu với các danh từ vừa tìm được:

- Vua Hùng là vị vua anh minh.

- Làng em nằm bên dòng sông Mã.

- Bà ngoại vừa cho nhà em một thúng gạo.

- Gạo nếp thổi xôi rất dẻo và thơm.


II. DANH TỪ CHỈ ĐƠN VỊ VÀ DANH TỪ CHỈ SỰ VẬT

Câu 1. Nghĩa của các danh từ in đậm dưới đây có gì khác các danh từ đứng sau?

- ba con trâu

- một viên quan

- ba thúng gạo

- sáu tạ thóc.

Trả lời:

Các danh từ in đậm chỉ đơn vị để tính đếm người, vật. Còn các danh từ đứng sau (trâu, quan, gạo, thóc) chỉ sự vật.


Câu 2. Thử thay thế các danh từ in đậm đó bằng những từ khác rồi rút ra nhận xét: Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi? Trường hợp nào đơn vị tính đếm đo lường không thay đổi? Vì sao?

Trả lời:

Khi thay một từ chỉ đơn vị quy ước bằng một từ khác (ví dụ: thay thúng bằng rá, thay tạ bằng cân) thì đơn vị tính đếm, đo lường sẽ thay đổi theo. Còn khi thay một từ chỉ đơn vị tự nhiên (ví dụ: thay con bằng chú, thay viên bằng ông), đơn vị tính đếm, đo lường không hề thay đổi.


Câu 3. Vì sao có thể nói "Nhà có ba thúng gạo rất đầy" nhưng không thể nói "Nhà có sáu tạ thóc rất nặng”?

Trả lời:

Có thể nói: Ba thúng gạo rất đầy vì danh từ thúng chỉ số lượng ước chừng, không chính xác nên có thể thêm các từ bổ sung về lượng.

- Không thể nói: Sáu tạ gạo rất nặng vì các từ sáu, tạ là những từ chỉ số lượng chính xác, cụ thể, nếu thêm các từ nặng hay nhẹ đều thừa.


III. LUYỆN TẬP

Trả lời câu 1 (trang 87 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết. Đặt câu với một trong các danh từ ấy.

Trả lời:

Một số danh từ chỉ sự vật: bàn, ghế, nhà, cửa, cơm, gạo, ngô, khoai...

- Đặt câu: Chiếc bàn được làm bằng đá.


Trả lời câu 2 (trang 87 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Liệt kê các loại từ:

a) Chuyên đứng trước danh từ chỉ người.

b) Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật.

Trả lời:

a) Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: ngài, viên, người, em, ông, bà,...

b) Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: quyển, quả, tờ, chiếc, cái,...


Trả lời câu 3 (trang 87 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Liệt kê các danh từ:

a. Chỉ đơn vị quy ước chính xác

b. Chỉ đơn bị quy ước ước chừng.

Trả lời:

a. Chỉ đơn vị quy ước chính xác: mét, lít, ki-lô-gam, tạ, tấn, yến, cân, gam, lạng, héc-ta…

b. Chỉ những quy ước ước chừng: nắm, mớ, đàn, cây, que, bó, quãng…


Trả lời câu 5 (trang 87 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Lập danh sách các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong đoạn văn trích từ truyện Cây bút thần từ đầu đến dày đặc các hình vẽ.

Trả lời:

Các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong đoạn văn:

- Danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, bức

- Danh từ chỉ sự vật: Mã Lương, cha mẹ, củi, cỏ, chim...

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trịnh Ngọc Trinh

226 chủ đề

43560 bài viết

0