31/03/2021, 14:52

Bài soạn "Người lái đò sông Đà" số 6 - 6 Bài soạn "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân lớp 12 hay nhất

I- Tìm hiểu chung về bài Người lái đò sông Đà 1. Tác giả Nguyễn Tuân là người cso ý thức cao về bản ngã. Ông luôn có ý thức in dấu ấn của cái tôi của mình vào trong đời sống, trong trang viết Ông là người quý trọng nghề viết và có trách nhiệm với nghề Ông là người rất tha thiết ...

I- Tìm hiểu chung về bài Người lái đò sông Đà

1. Tác giả

Nguyễn Tuân là người cso ý thức cao về bản ngã. Ông luôn có ý thức in dấu ấn của cái tôi của mình vào trong đời sống, trong trang viết
Ông là người quý trọng nghề viết và có trách nhiệm với nghề
Ông là người rất tha thiết với nền văn học, cảnh sắc của đất nước
Nguyễn Tuân được mệnh danh là “người suốt đời đi tìm cái đẹp”


2. Tác phẩm

Người lái đò sông Đà rút từ tập “Sông Đà”
Tác phẩm được viết sau chuyến đi thực tế đến với Tây Bắc- miền đất giàu có nhưng còn hoang sơ


II- Soạn bài Người lái đò sông Đà

Câu 1 trang 192 SGK văn 12 tập 1:

Nguyễn Tuân đã quan sát công phu và tìm hiểu kĩ càng khi viết về sông Đà và người lái đò sông Đà:

Sông Đà được Nguyễn Tuân cảm nhận với hai vẻ đẹp trái ngược nhau: hung bạo và trữ tình
Người lái đò sông Đà hiện lên như một mãnh tướng, một anh hùng sông nước đang chỉ huy trận mạc
Tác giả đã sử dụng tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau để có những trang viết sinh động, tài hoa: điện ảnh, hội họa, quân sự...


Câu 2 trang 192 SGK văn 12 tập 1:

Những biện pháp nghệ thuật được dùng để khắc họa thật ấn tượng hình ảnh một con sông Đà hung bạo:

Nghệ thuật so sánh, liên tưởng độc đáo: cái hút nước, tiếng cửa cống cái bị sặc, tiếng thác, thạch trận
Sử dụng linh hoạt nhiều giác quan để miêu tả ấn tượng nhất
Các câu văn dài, giàu nhịp điệu
Biện pháp nhân hóa khiến con sông hiện lên như sinh thể sống có tâm hồn


Câu 3 trang 192 SGK văn 12 tập 1:

Cách viết của nhà văn đã thay đổi khi chuyển sang biểu hiện sông Đà như một dòng chảy trữ tình:

Tác giả dùng những hình ảnh giàu chất thơ, thấm đượm cảm xúc trữ tình
Nhịp văn chậm lại, lắng trong những cảm xúc, suy tưởng của nhà văn
Cái tôi trữ tình thể hiện niềm đắm say, tha thiết về một con sông với những vẻ đẹp nên thơ, trữ tình
Không chỉ nhìn con sông ở dáng vẻ bề ngoài, Nguyễn Tuân còn thấy được cả nét tâm hồn của nó


Câu 4 trang 192 SGK văn 12 tập 1:

Hình tượng người lái đò trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ:

Trong trận hỗn chiến gian lao, khi tương quan lực lượng quá chênh lệch với sóng thác sông Đà, ông đò đã dũng cảm, cố nén vết thương đau đớn, ngoan cường khéo léo đưa con thuyền vượt vòng vây thứ nhất của thạch trận trên sông Đà
Những động tác linh hoạt, uyển chuyển điêu luyện của ông đò khi lái miết một đường chéo, khi tránh mà rảo bơi chèo, khi đè sấn lên mà chặt đôi…cho thấy những biện pháp kỳ diệu của một tay lái ra hoa- trí tuệ và tài hoa con người thậm chí đã chiến thắng cả thần sông và thần đá
Tài năng của ông đò bao hàm cả trí tuệ, sự trải nghiệm, sức mạnh thể lực, trình độ điêu luyện và bản lĩnh kiên cường- tất cả đều đạt tới mức phi phàm, kỳ diệu.
=> Giỏi giang, khéo léo, dũng cảm và mạnh mẽ, ông đò đã thể hiện rõ nét vẻ đẹp tài hoa và trí dũng phi thường khi cùng thuyền vượt qua ghềnh thác, không bao giờ cho phép mình chùn bước, sợ hãi hay sai lầm, luôn có thể trình diễn nghệ thuật điêu luyện của tay lái ra hoa=> Con người Tây Bắc mới thật sự là chất vàng mười vì trên cái nền sông nước dữ dội, hiểm nguy, con người đã làm chủ được thiên nhiên, thể hiện tầm vóc lớn lao và những phẩm chất nổi bật, vừa cao cả vừa đời thường của mình


Câu 5 trang 193 SGK văn 12 tập 1:

Nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân:

“Bờ hoang dại như bờ tiền sử, bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa".

=> Cách so sánh của NT đã không làm rõ, làm hiện hữu hình ảnh của bờ sông, cũng không làm cụ thể hóa những khái niệm trìu tượng mà thậm chí chỉ càng đẩy dòng sông trôi xa thêm vào miền mộng ảo, phiêu diêu trong cõi hồng hoang xa xôi, trong thế giới cổ tích huyền hoặc của tuổi thơ. Và chính trong tg ấy mà người đọc cảm nhận rõ hơn sự lặng tờ, hoang dại của một dòng sông trong trẻo, êm đềm


III- Luyện tập Người lái đò sông Đà

Câu 2 trang 193 SGK văn 12 tập 1:

“Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình mà đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mây mù khói mèo đốt nương xuân”

=> . Sông Đà tuôn dài, tuôn dài…à vẻ đẹp trữ tình, nên thơ.Câu văn dài chỉ có một dấu ngắt duy nhất kết hợp với điệp ngữ tuôn dài tuôn dài gợi tả sinh động độ dài của dòng sông, vừa đem đến cảm giác về sự liền mạch bất tận, gợi hình ảnh dòng sông uốn lượn tuôn chảy từ những dãy núi hùng vỹ của vùng biên giới Tây Bắc. Những thanh bằng liên tiếp ở đầu câu văn cũng làm tăng thêm sự yên ả, êm đềm, bình lặng cho dòng sông khúc hạ nguồn. Khi so sánh dòng sông như một áng tóc trữ tình , là nhà văn đã đem đến cho sông Đà nét mềm mại đằm thắm, vẻ duyên dáng đầy nữ tính, nhưng lại không mất đi vẻ hùng vỹ, lớn lao của dòng sông. Trong câu văn miêu tả rất tài hoa của Nguyễn Tuân, có thể thấy sông Đà đã nhận thêm vào dòng chảy của mình nét thơ mộng huyền ảo của mây trời, sắc tươi tắn rực rỡ của hoa ban hoa gạo tháng hai, và đặc biệt là cái ấm áp thật gần gũi thân yêu của làn khói núi Mèo đốt nương xuân. Nghệ thuật nhân hóa được mở ra tuyệt đối làm người đọc dường như ko nhận ra đây là con sông nữa mà là một mỹ nhân đang làm duyên làm dáng với TB.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

TRAN THI THU TRANG trang

208 chủ đề

2330 bài viết

0