31/03/2021, 14:53

Bài soạn "Bài toán dân số" số 5 - 5 Bài soạn "Bài toán dân số" hay nhất

I. Đôi nét về tác giả Thái An - Theo Thái An, Báo Giáo dục và Thời đại, chủ nhật, số 28, 1995 II. Đôi nét về tác phẩm Bài toán dân số 1. Hoàn cảnh sáng tác - Văn bản trích từ bài báo “Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại” in trên báo Giáo dục và Thời đại chủ nhật, số 28, ...

I. Đôi nét về tác giả Thái An
- Theo Thái An, Báo Giáo dục và Thời đại, chủ nhật, số 28, 1995
II. Đôi nét về tác phẩm Bài toán dân số

1. Hoàn cảnh sáng tác
- Văn bản trích từ bài báo “Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại” in trên báo Giáo dục và Thời đại chủ nhật, số 28, 1995
2. Bố cục
- Phần 1: (Từ đầu đến “sáng mắt ra”): Bài toán dân số đã được đặt ra ở thời cổ đại
- Phần 2: (Từ “Đó là câu chuyện cổ” đến “sang ô thứ 31 của bàn cờ”): Tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng
- Phần 3: (từ “đừng để cho mỗi con người” đến hết): Kêu gọi mọi người quan tâm đến việc chống sự bùng nổ gia tăng dân số.
3. Giá trị nội dung
- Văn bản đề cập đến tình trạng bùng nổ dân số thế giới quá nhanh. Từ câu chuyện một bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng, suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới , nhất là ở các nước chậm phát triển
4. Giá trị nghệ thuật
- Văn bản với cách viết nhẹ nhàng mà sâu sắc
- Sử dụng cách lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phong phú, giàu sức thuyết phục


Câu 1.

– Mở bài (từ đầu đến “sáng mắt ra”). Đặt vấn đề: Bài toán dân số và kế hoạch hóa dường như đã được đặt ra thời cổ đại.
– Thân bài (từ “Đó là câu chuyện cố” đến “sang ô thứ 31 của bàn cổ”) Giải quyết vấn đề: Tập trung làm sáng tỏ vấn đề: Tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng.
Thân bài có ba ý chính:
Ý 1 : Nêu lên bài toán cố và dần đến kết luận: Mỗi ô bàn cờ ban đầu chỉ một vài hạt thóc, tưởng là ít, nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của cả bàn cờ là một con số khủng khiếp.
Ý 2 : So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô bàn cờ. Ban đầu chỉ là hai người thế mà năm 1995 đã là 5,63 tỉ người đủ cho ô thứ 30 của bàn cờ ấy.
Ý 3 :Thực tế mỗi phụ nữ lại sinh ra rất nhiều con (hơn hai rất nhiều), vì thế chi tiêu mỗi gia đình chi có một đến hai con là rất khó thực hiện.
– Kết bài (Phần còn lại): Khuyến cáo loài người cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số. Đó là Con đường tồn tại của chính nhân loại.



Câu 2.

– Trước hết, bài toán cổ và ý nghĩa về sự gia tăng nhanh chóng của số lượng: ô đầu tiên của bàn cờ chỉ là một hạt thóc, nếu gia tăng theo cấp số nhân thì đến hết 64 ô. Tốc độ gia tăng thực sự rất lớn ngoài sức tưởng tượng.

– Thứ hai, sự gia tăng dân số của thế giới giống như lượng thóc tăng lên trong các ô bàn cờ. Lịch sử loài người tính đến năm 1995 đã là 5,63 tỉ người, nằm ở khoảng ô thứ ba mươi của bàn cờ trong bài toán cổ.

– Thứ ba, để mỗi gia đình chỉ sinh hai con là điều rất khó thực hiện, vì trên thực tế, tỉ lệ phổ biến là phụ nữ sinh hơn hai con. Trong khi nếu đúng là mỗi gia đình chỉ sinh hai con thì chúng ta đang “mon men sang ô thứ 31 của bàn cờ”.

Như vậy, tác giả muốn nói: con người ngày càng nhiều lên gấp bội mà đất đai, diện tích thì vẫn thế. Chính vì sự sống của mình, con người buộc phải hạn chế sự gia tăng dân số. Đồng thời, tưởng rằng vấn đề dân số là của xã hội hiện đại thế mà nó đã được đặt ra trong ý nghĩa của một bài toán từ thời cổ đại. Đây chính là điều khiến tác giả “sáng mắt ra”.


Câu 3.

Về cách thức thể hiện, với việc sử dụng câu chuyện kén rể của nhà thông thái, tác giả đã làm nổi bật vấn đề tốc độ gia tăng dân số; đồng thời làm tăng sức hấp dẫn cho bài viết. Mượn xưa để nói nay, sự giống nhau giữa số thóc tăng theo cấp số nhân với công bội hai và tình trạng bùng nổ dân số cả khi mỗi gia đình chỉ sinh hai con đã cho người đọc hình dung được một cách cụ thể về tốc độ gia tăng dân số. Tốc độ gia tăng nhanh đến mức bùng nổ được cảnh báo bằng hình ảnh một lượng thóc khổng lồ “có thể phủ kín bề mặt Trái Đất”..


Câu 4.

– Việc đưa ra tỉ lệ sinh con của phụ nữ theo thông báo của Hội nghị Cai-rô để mọi người thấy thực tế phụ nữ có thể sinh rất nhiều con.

– Trong số các nước kể trên thì Nê-pan, Ru-an-đa, Ta-đa-ni-a, Ma-da-gát-xca thuộc châu Phi, còn Việt Nam và Ấn Độ thuộc châu Á. Hai châu lục này phát triển dân số rất mạnh. Có thể thấy đây là những nước chưa phát triển, kinh tế còn yếu kém mà dân số lại bùng nổ rất cao. Thật khó mà cải thiện đời sống, đảm bảo cho cuộc sống no ấm.


Câu 5.

Vì chính cuộc sống của chúng ta, hãy nhận thức đầy đủ về vấn đề dân số, cùng có trách nhiệm trong việc hạn chế sự gia tăng dân số. Đây chính là điều mà tác giả của bài viết mong muốn ở người đọc.


LUYỆN TẬP

Câu 1.

– Con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số là “đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ”. Bởi vì sinh đẻ là quyền của phụ nữ, không thể cấm đoán bằng mệnh lệnh và các biện pháp thô bạo. “Đẩy mạnh giáo dục cho phụ nữ là hạ thấp tỉ lệ thụ thai cũng như tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh. Điều này cho thấy sự lựa chọn sinh đẻ là thuộc quyền của phụ nữ. Mà cái quyền này chỉ có thể là kết quả của việc giáo dục tốt hơn”.

– Chỉ bằng con đường tuyên truyền, giáo dục mới giúp mọi người hiểu ra nguy cơ và tác hại của sự bùng nổ dân số: Vấn đề dân số gắn liền với đói nghèo hay no ấm hạnh phúc.


Câu 2.

– Dân số gia tăng có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là đối với các dân tộc nghèo nàn, lạc hậu vì:

+ Dân số phát triển quá nhanh ảnh hưởng nhiều đến con người ở các phương diện nhà ở, lương thực nuôi sống con người, môi trường chật hẹp, thiếu việc làm, giáo dục không kịp phát triển với đà tăng dân số.

+ Các nước còn nghèo nàn lạc hậu lại càng nghèo nàn lạc hậu hơn, vì hạn chế phát triển giáo dục.


Câu 3.

– Dân số thế giới ở vào thời điểm 2000: 6.080.141.683 người.

– Dân số thế giới ở vào thời điểm 30-9-2003: 6.320.815.650 người.

– Từ năm 2000 đến 30-9-2003 số người trên thế giới đã tăng 241.673.967 người, gấp 3 lần số dân Việt Nam hiện nay.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

0