Bài soạn "Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự" số 1 - 6 Bài soạn "Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự" hay nhất
I- Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự 1. Các yếu tố miêu tả: + Xe chạy chầm chậm. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe tôi ríu cả chân lại + Mẹ tôi không còm cõi xơ xác như cô tôi nói + Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng ...
I- Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự
1. Các yếu tố miêu tả:
+ Xe chạy chầm chậm. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe tôi ríu cả chân lại
+ Mẹ tôi không còm cõi xơ xác như cô tôi nói
+ Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má
+ Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn… thơm tho lạ thường.
- Yếu tố biểu cảm:
+ Tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.
+ Hay tại sự sung sướng bỗng chốc được trông thấy cái hình hài… sung túc?
+ Tôi thấy những cảm giác ấm áp… khắp da thịt
+ Phải bé lại và lăn vào lòng… êm dịu vô cùng
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm này đan xen cùng với yếu tố tự sự
2. Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm, đoạn văn toàn yếu tố kể chuyện thì sẽ rất khô khan, chỉ toàn chuỗi sự việc.
+ Người đọc không cảm nhận được tình cảm, không thấy được biểu hiện cảm xúc của nhân vật.
3. Nếu bỏ hết các yếu tố tự sự, trong đoạn văn chỉ để lại yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ lộn xộn. Phải có yếu tố là cốt, những yếu tố miêu tả, biểu cảm thêm vào tạo cảm xúc và lớp lang.
Luyện tập
Bài 1 (trang 74 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
Chọn đoạn trích “ Lão cố làm ra vẻ… nỡ tâm lừa nó”
- Yếu tố miêu tả:
+ Cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước
+ Mặt lão đột nhiên co rúm lại
+ Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra
+ Cái đầu nghẹo về một bên, miệng móm mém của lão mếu như con nít
- Yếu tố biểu cảm:
+ Tôi không xót xa năm quyển sách của tôi như trước nữa
+ Tôi bằng này tuổi đầu rồi còn nỡ đánh lừa một con chó
+ Nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó.
-> Nếu chỉ có mình yếu tố tự sự thì đoạn văn sẽ khô khan, người đọc không cảm nhận được sự xót xa, ân hận, dằn vặt của lão Hạc sau khi bán “cậu Vàng”. Các yếu tố miêu tả, biểu cảm góp phần khiến đoạn văn trở nên sinh động và giàu cảm xúc hơn.
Bài 2 (trang 72 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
Gợi ý:
Đoạn văn có dung lượng khoảng 10- 15 câu, sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong truyện kể.
- Hoàn cảnh gặp lại người thân (địa điểm, thời gian…)
+ Ngôi kể: thứ nhất- xưng tôi hoặc em
+ Tả khung cảnh, địa điểm gặp gỡ
- Tả khung cảnh gặp gỡ giữa các nhân vật (em và người thân/ những người thân)
- Tả về hình dáng, cử chỉ của người thân để thấy sự thay đổi sau một thời gian không gặp mặt
- Biểu cảm: bày tỏ tình cảm, cảm xúc của bản thân và người thân