31/03/2021, 14:53

Bài soạn "Cụm danh từ" số 5 - 6 Bài soạn "Cụm danh từ" lớp 6 hay nhất

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 57 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 4. Theo em, trong đoạn văn sau, có thể bỏ các từ ngữ in đậm được không ? Vì sao ? Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu (1). Vua cha yêu thương Mị ...

Giải câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 trang 57 Sách bài tập (SBT) Ngữ văn 6 tập 1. 4. Theo em, trong đoạn văn sau, có thể bỏ các từ ngữ in đậm được không ? Vì sao ? Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu (1). Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng (2). (Theo Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)


Bài tập

1. Bài tập 1, trang 118, SGK.

2. Bài tập 2, trang 118, SGK.

3. Bài tập 3, trang 118, SGK.

4. Theo em, trong đoạn văn sau, có thể bỏ các từ ngữ in đậm được không ? Vì sao ?

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu (1). Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng (2).

(Theo Sơn Tinh, Thuỷ Tinh)

5. Tìm những từ có thể thay cho từ người trong câu Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái... Theo em dùng từ nào là đúng nhất ? Vì sao ?

6. Trong những trường hợp in đậm sau, trường hợp nào là cụm danh từ, trường hợp nào là từ ghép ? Em có nhận xét gì về quan hệ giữa các tiếng trong cụm danh từ và trong từ ghép ?

a)

- Anh em có nhà không ?

- Anh em đi vắng rồi ạ.

b) Chúng tôi coi nhau như anh em.

c) Hoa hồng đẹp quá !

d) Hoa hồng quá !

đ) Bánh rán cháy quá.

e) Em rất thích bánh rán.

g) Áo dài này ngắn quá.

h) Cái áo dài quá.


Gợi ý làm bài

Câu 1. Cụm danh từ là một loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành.

Muốn tìm cụm danh từ trong những câu đã cho, trước hết hãy tìm các danh từ, sau đó xem những danh từ nào có phụ ngữ đi kèm.

Ví dụ, câu a có các danh từ sau : vua cha, Mị Nương, con, chồng. Trong đó, chỉ có danh từ chồng có phụ ngữ đi kèm, cho nên, một người chồng thật xứng đáng là cụm danh từ.


Câu 2. - Theo cách làm như ở bài tập 1, HS tách rời các danh từ đã tìm được trong cụm danh từ ra ; các phụ ngữ trong cụm, theo vị trí so với danh từ, được chia thành phụ ngữ đứng trước và phụ ngữ đứng sau.

- Tham khảo cách điền vào mô hình cụm danh từ sau :


Câu 3. Phụ ngữ có tác dụng nêu lên đặc điểm riêng của sự vật do danh từ biểu thị hoặc định vị sự vật đó, tuỳ theo hoàn cảnh sử dụng và ý định của ngựời nói (viết).

HS xác định xem phụ ngữ trong đoạn văn đó cần phải có tác dụng gì (ở mỗi chỗ trống), từ đó mới tìm các từ ngữ thích hợp. Ví dụ :

Chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước.


Câu 4. Nếu xét riêng cụm danh từ, thì trong đó chỉ có danh từ là bộ phận chính còn những từ ngữ làm phụ ngữ là những từ ngữ phụ, nghĩa là có thể bỏ đi được. Song, nếu xét trong câu, trong đoạn, thì các từ ngữ, kể cả phụ ngữ, đều có những mối liên quan khác ràng buộc sự có mặt của chúng. Do vậy, việc bỏ đi một từ nào đó trong đoạn phải được cân nhắc rất kĩ. HS đọc kĩ hai câu (1) và (2). Xét mối liên quan của phần in đậm với các thành phần khác trong đoạn và xem có thể bỏ được các từ ngữ này không.

Sau khi hoàn thành bài tập, HS cần rút ra kết luận về việc sử dụng phụ ngữ khi viết câu văn, đoạn văn : Việc sử dụng phụ ngữ bị chi phối bởi nhiều yếu tố trong câu, trong đoạn. Không thể sử dụng phụ ngữ một cách tuỳ tiện : thích thì dùng không thích thì bỏ.


Câu 5. - Trong cụm danh từ : một người con gái, từ người là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên làm thành phần t 1. Như đã nói ở bài trước, một danh từ có thể kết hợp với nhiều danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Tìm từ có thể thay cho từ người, theo yêu cầu của bài tập là tìm các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên có khả năng kết hợp với danh từ con gái.

- Trong ngôn ngữ có những từ có nghĩa gần nhau, có thể thay thế cho nhau. Tuy nhiên, mỗi cách dùng có một ý nghĩa, sắc thái tình cảm khác nhau. Tuỳ từng hoàn cảnh, người viết phải lựa chọn trong số những từ có nghĩa gần nhau đó một từ thích hợp nhất.


Câu 6. - Hai tiếng "ghép" với nhau, nếu có thể thêm vào giữa chúng một tiếng khác, thì hai tiếng đó là hai từ đơn kết hợp với nhau tạo thành cụm từ.

Ví dụ : anh em là hai từ đơn, nếu ta có thể thêm vào giữa chúng một tiếng khác, chẳng hạn : anh (của) em (trường hợp a), thì đó là cụm danh từ .

- Hai tiếng "ghép" với nhau, nếu không thêm được vào giữa chúng một tiếng nào khác thì hai tiếng đó tạo thành từ ghép. Trong câu : Chúng tôi coi nhau như anh em (trường hợp b), anh em là một từ ghép vì sự kết hợp giữa hai tiếng rất chặt, không thể thêm tiếng nào vào giữa chúng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Hồng Quyên

225 chủ đề

2179 bài viết

0