31/03/2021, 14:42

Bài phân tích tác phẩm "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng" số 6 - 8 Bài phân tích tác phẩm "Tào Tháo uống rượu luận anh hùng" của La Quán Trung

Đề tài về những vị anh hùng là đề tài nổi bật trong thời gian dài. Vì thế mà có rất nhiều tác phẩm nói về những vị anh hùng tiếng tăm lừng lẫy đặc biệt là tác phẩm Tam Quốc Diễm Nghĩa của La Quán Trung. Đây là một tác phẩm cực kì nổi tiếng cho đến tận ngày hôm nay và tác phẩm này đã ...

Đề tài về những vị anh hùng là đề tài nổi bật trong thời gian dài. Vì thế mà có rất nhiều tác phẩm nói về những vị anh hùng tiếng tăm lừng lẫy đặc biệt là tác phẩm Tam Quốc Diễm Nghĩa của La Quán Trung. Đây là một tác phẩm cực kì nổi tiếng cho đến tận ngày hôm nay và tác phẩm này đã được chuyển thành phim. “Tam quốc diễn nghĩa” là bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, gồm có 120 hồi. Tiêu biểu nhất trong tác phẩm này ta phải kể tới đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng.


Đoạn trích Tào Tháo uống rượu luận anh hùng thuộc chương thứ 21 của bộ tiểu thuyết. Đoạn trích kể về cuộc uống rượu luận anh hùng của Lưu Bị và Tào Tháo. Cốt truyện rõ ràng gây cấn hấp dẫn người đọc muốn biết kết quả sẽ ra sao. Lúc thì thắt nút đẩy nhân vật vào nguy hiểm khi đi tới cao trào đỉnh điểm thì mở nút giải thoát cho nhân vật của mình. Ba anh em Lưu, Quan, Trương muốn cùng nhau xây dựng sự nghiệp trị quốc nhưng sức yếu nên đành phải sang nhờ Tào Tháo. Biết đây là cách làm mạo hiểm nhưng chỉ còn cách này vì biết Tào Tháo là một người mưu mô quỷ quyệt. Vì thế mà Huyền Đức đã trồng một bãi rau vun sưới thật tươi tốt ở sau nhà để Tào Tháo không nghi ngờ.


Trước tiên Lưu Bị một người anh hùng đã giả vờ là một người nông dân suốt ngày chỉ biết chăn sóc vườn rau cho tươi tốt. Nhưng Tào Tháo là một người thông minh và sắc bén ông đã sớm nhận ra kế hoạch của ba anh, muốn thu phục người tài và tránh họa sau này ông đã mua chuộc dụ dỗ. Còn chị Lưu Bị thì vẫn chưa bị lộ ra. Tào Tháo sai Hứa Chử và Trương Liêu dũng tướng thân cận đến mời Lưu Bị. Lưu Bị phải đi theo đến dinh yết kiến Thừa tướng. Khi đến đây Lưu Bị đã bị hỏi đến chuyện làm vườn, Lưu Bị giật mình nhưng rồi cũng lấy lại bình tĩnh vì sợ làm lộ thiên cơ mọi chuyện sẽ bất lợi. Lưu Bị trả lời một cách tự nhiên: “không có việc gì, làm để tiêu khiển đó thôi”.


Tác giả thật sắc sảo trong việc xây dựng tình huống, ông đã dựng nên cảnh uống rượu giữa Lưu Bị và Tào Tháo ngồi đối diện nhau. Một cuộc nói chuyện đầy mưu mô và toan tính. Trong khi Tào Tháo là một người cực kì thông minh và gian trá luôn hỏi những câu hỏi đả động khiến Lưu Bị thi thoảng rơi vào thế bị động vì lo cho Huyền Đức.


Chợt mây đen mù mịt, cơn mưa to sắp kéo đến, nghe quân sĩ nói đến vòi rồng. Rồi sau đó Tào Tháo đã cố ý hỏi Lưu Bị về sự chuyển biến của vòi rồng đây là câu hỏi mang ý xa xăm mang tính chất thăm dò về sự biến chuyển của Lưu Bị. Ông nói tiếp “Rồng lúc thì to, lúc thì nhỏ, lúc thì bay. lúc thì nấp. Lúc to thì nổi mây phun mù; lúc nhỏ thì thu hình ẩn bóng; khi bay ra thì liệng trong trời đất; khi ẩn thì núp ở dưới sông. Nay đang mùa xuân, rồng gặp thời biến họá, cũng như người ta lúc đắc chí, tung hoành trong bốn bề.


Rồng ví như anh hùng trong đời…” Tào Tháo vốn là người thông minh sắc bén ông dần lái câu chuyện sang một hướng khác khiến Lưu Bị bị cuốn và và khó xừ khi ông lại hỏi về Huyền Đức: “Huyền Đức lân nay đã đi khắp bốn phương, bao nhiêu anh hùng”. Lưu Bị vốn tự nhủ mình là người trần nên ít được gặp các vị anh hùng. Tào Tháo vốn thông minh liền nói không được gặp nhưng ắt hẳn có nghe đến tên các vị anh hùng. Buộc Lưu Bị phải kể ra tên năm vị anh hùng Viên Thuật, Viên Thiệu, Lưu Biểu, Tôn Sách, Lưu Chương.


Do quan điểm của mỗi người là khác nhau vì thế khi nghe Lưu Bị kể về các vị anh hùng ông đã gạt phăng đi. Theo ông thì::“Anh hùng là người trong bụng có chí lớn, có mưu cao, có tài bao trùm được cả vũ trụ, có chí nuốt cả trời đất” điều này càng thể hiện rõ bản chất bóc lột của giai cấp thống trị lúc bấy giờ. Còn đối với Lưu Bị thì anh hùng là những người mưu cao trí lớn biết vì nhân dân đây là một phẩm chất rất đỗi cao đẹp được người đời nể phục. Lúc này Tào Tháo lại nói “ Anh hùng trong thiên hạ ngày nay chỉ có sứ quân với Tháo này mà thôi!”. Từ đó làm cho Lưu Bị giật mình đánh rơi cả đũa nhưng may mắn lúc đó sớm to cũng vang nên lớn khiến cho Lưu Bị lấy cái cớ để che đậy khỏi bị lộ thiên cơ. Chính vì sự khôn khéo đó mà người đời vẫn có câu khen ngợi Huyền Đức rằng:


“Gượng vào hang cọp tạm nương thân,

Lộ mặt anh hùng, đũa rớt lăn!

Vội vã bầy ra trò sợ sấm,

Tùy cơ ứng biến lẹ như thần”


Theo mọi người thì những người tài giỏi cần phải có đươc thì mí là vị anh hùng. Tào Tháo tuy giỏi nhưng không có đước bởi ông ta chỉ biết áp bức nhân dân dùng những mưu mô quỷ quyệt như thế không đáng là một vị anh hufnh của thời đại được nhân dân tôn kính. Bỗng Quan Vân Trường và Trương Phi xông vào. Khi thấy Lưu Bị và Tào Tháo đang uống rượu với nhau hai người nảy ra ý kiến lấy cớ múa kiếm cho hai người xem không sẽ bị lộ thiên cơ. Ngày hôm sau Tháo lại cho mời Lưu Bị đến uống rượu thì nghe được tin Viên Thiệu đã diệt Công Tôn Toản.


Nhân sự kiện đó mà Huyền Đức có cơ hội “Ta đang như chim trong lồng, như cá trong lưới. Ta đi chuyến này cũng như cá ra biển cả, chim lượn trời xanh, không còn bị ràng buộc gì nữa!” Tháo cho người đuổi theo nhưng nhờ tài khôn khéo và mưu trí cuộc hành trình của ba anh em Lưu Bị vẫn diễn ra bình thường. Đây quả là một vị anh hùng xứng đáng biết chớp lấy thời cơ để làm nên việc lớn.


Qua đoạn trích đã cho ta thấy được những vị anh hùng kiệt xuất cho xã hội biết cách nhẫn nhịn chịu đựng dù phải hạ thấp bản thân để làm nên sự nghiệp lớn. La Quán Trung cũng thật tinh tế và sắc sảo trong từng chi tiết của câu chuyện để làm bộc lộ rõ phẩm chất tốt đẹp của những vị anh hùng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Trần Bảo Ngọc

227 chủ đề

44292 bài viết

0