Bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh
1. Để Công đoàn cơ sở thật sự vững mạnh, cần tạo được sự đồng thuận về nhận thức và tình cảm của cơ quan đơn vị. Công đoàn cơ sở phải tạo được mối quan hệ hài hòa về quyền lợi và nghĩa vụ giữa Hiệu trưởng, Ban Chấp hành Công đoàn và CBGV, CNV lao động dưới sự ...
1. Để Công đoàn cơ sở thật sự vững mạnh, cần tạo được sự đồng thuận về nhận thức và tình cảm của cơ quan đơn vị. Công đoàn cơ sở phải tạo được mối quan hệ hài hòa về quyền lợi và nghĩa vụ giữa Hiệu trưởng, Ban Chấp hành Công đoàn và CBGV, CNV lao động dưới sự lãnh đạo thống nhất của Cấp Ủy Đảng. Đây là một công việc không dễ dàng. Tuy nhiên, không giải quyết được mối quan hệ hài hòa ấy, sức mạnh của cơ quan đơn vị sẽ bị giảm sút, vai trò Công đoàn sẽ bị mai một. Muốn vậy, Công đoàn và các bên liên quan phải nhận thức đúng đắn mục đích chung chân chính của đơn vị, xây dựng những tình cảm tích cực và hành động một cách khoa học, mạnh mẽ. Đây là nền tảng cho sự phát triển của nhà trường, sự vững mạnh của Công đoàn cơ sở, quyền lợi của nhà giáo và người lao động ngày được nâng cao.
2. Phải xây dựng một BCH Công đoàn cơ sở gồm những thành viên có năng lực chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm hoạt động công đoàn, nhiệt huyết với phong trào chung, có bản lĩnh cứng cỏi, đúng đắn, nhất là vai trò của Chủ tịch Công đoàn. Có vậy, BCH Công đoàn mới thật sự có sức thu phục quần chúng lao động và dễ có khả năng tạo sự hài hòa các mối quan hệ.
3. Hoạt động Công đoàn cơ sở cần có nội dung chương trình, kế hoạch rõ ràng, phù hợp với cơ quan đơn vị và mang màu sắc Công đoàn. Các hoạt động có chủ định, chủ điểm, hướng đến quyền, lợi ích chính đáng của người lao động và mục tiêu chung của Ngành, của cơ quan đơn vị. Hoạt động không nên dàn trải và có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng. Chú trọng đôn đốc, kiểm tra, động viên khuyến khích và rút kinh nghiệm kịp thời.
4. BCH Công đoàn thật sự gần gũi, lắng nghe và tôn trọng ý kiến quần chúng lao động. Có năng lực dự cảm, phân tích, thuyết phục nhà giáo và người lao động. Biết tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và lãnh đạo của Cấp Ủy và Lãnh đạo của Công đoàn cấp trên trực tiếp. Từ đó có thể tìm ra những hướng cải tiến hiệu quả, thiết thực cho hoạt động Công đoàn.
5. Để thực hiện chế độ báo cáo thông tin chính xác, kịp thời, đúng quy định với Công đoàn cấp trên và những bộ phận hữu quan, BCH Công đoàn nên có một Ủy viên BCH có nghiệp vụ văn thư, lưu trữ.
Trên đây là một số giải pháp và kinh nghiệm xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh. Có thể những điều vừa trình bày không phải là mới mẻ, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của quý đồng nghiệp để có thêm những bài học bổ ích cho hoạt động Công đoàn của nhà trường.