06/02/2018, 10:22

Bài 7 – Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo)

Bài 7 – Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) Hướng dẫn I. DÙNG TỪ KHÔNG ĐÚNG NGHĨA 1. Chỉ ra các lỗi dùng từ trong những câu sau: a) Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc. – Yếu điểm là điểm quan trọng, cần sửa lại là điểm yếu. b) ...

Bài 7 – Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo)

Hướng dẫn

I. DÙNG TỪ KHÔNG ĐÚNG NGHĨA

1. Chỉ ra các lỗi dùng từ trong những câu sau:

a) Mặc dù còn một số yếu điểm, nhưng so với năm học cũ, lớp 6B đã tiến bộ vượt bậc.

– Yếu điểm là điểm quan trọng, cần sửa lại là điểm yếu.

b) Trong cuộc họp lớp, Lan đã được các bạn nhất trí đề bạt làm lớp trưởng.

– Đề bạt là từ chức vụ cấp thấp cất nhắc lên chức vụ cao hơn.

– Cần sửa đề bạt thành bầu (hoặc đề cử)

c) Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã tận mắt chứng thực cảnh nhà tan cửa nát của những người nông dân.

– Chứng thực là ghi nhận đúng sự thực (ví dụ chứng thực lời khai trong đơn; chứng thực chữ kí)

– Cần sửa chứng thực thành chứng kiến (là chính mắt nhìn thấy).

II. LUYỆN TẬP

1. Gạch dưới các từ kết hợp đúng

– Bản tuyên ngôn – Bảng tuyên ngôn

– Tương lai sáng lạnh – Tương lai xán lạn

– Bôn ba hải ngoại – Buôn ba hải ngoại

– Bức tranh thủy mặc – Bức tranh thủy mạc (thủy mặc: là mực đen hòa với nước)

– Nói năng tùy tiện – Nói năng tự tiện

2. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống

a) Khinh khỉnh: tỏ ra kiêu ngạo, lạnh nhạt…

b) Khẩn trương: nhanh, gấp và có phần căng thẳng.

c) Băn khoăn: không yên lòng vì phải suy nghĩ, lo liệu.

3. Chữa lỗi dùng từ:

a) Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt.

– Cần sửa:… rồi đá một cú vào bụng ông Hoạt.

b) Làm sai thì cần thực thà nhận lỗi, không nên bao biện.

– Cần sửa:… không nên biện bạch.

c) Chúng ta có nhiệm vụ giữ gìn những cái tinh tú của văn hóa dân tộc.

– Cần sửa:… những gì là tinh túy của văn hóa dân tộc.

Mai Thu

0