Bài 58 Đa dạng sinh học (Tiếp theo): Bài 1,2 trang 191 SGK Sinh 7
Bài 58 Đa dạng sinh học (Tiếp theo): Bài 1,2 trang 191 SGK Sinh 7 Giải bài 1,2 trang 191 SGK Sinh 7 : Đa dạng sinh học (Tiếp theo). Ở những môi trường có khí hậu thuận lợi (những môi trường nhiệt đới) sự thích nghi của động vật là phong phú, đa dạng nên có số loài lớn. Sự thuần hóa, lai tạo ...
Bài 58 Đa dạng sinh học (Tiếp theo): Bài 1,2 trang 191 SGK Sinh 7
Giải bài 1,2 trang 191 SGK Sinh 7: Đa dạng sinh học (Tiếp theo).
Ở những môi trường có khí hậu thuận lợi (những môi trường nhiệt đới) sự thích nghi của động vật là phong phú, đa dạng nên có số loài lớn. Sự thuần hóa, lai tạo động vật đã làm tăng độ đa dạng về đặc điểm sinh học, tăng thêm độ đa dạng về loài, đáp ứng mọi yêu cầu về các mặt trong đời sống của con người. Do vậy, việc bảo vệ đa dạng sinh học là một nhiệm vụ quan trọng của toàn dân.
Bài 1: Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và hoang mạc đới nóng.
Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái Đất, là do môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm, tương đối ổn định, thích hợp với sự sống của mọi loài sinh vật. Điều này đã tạo điều kiện cho các loài động vật ô nhiệt đới gió mùa thích nghi và chuyên hóa cao đối với những điều kiện sống rất đa dạng của môi trường.
Ví dụ, về sự chuyển hóa tập tính dinh dưỡng của các loài rắn trên đồng ruộng, ở đồng bằng Bắc Bộ: có những loài chuyên ăn rắn, có những loài chủ yếu ăn chuột, hoặc chủ yếu ăn ếch nhái hay ăn sâu bọ. Có loài bắt chuột về ban ngày (bắt trong hang), có loài về ban đêm (bắt ở ngoài hang)… Do vậy, trên cùng một nơi có thể có nhiều loài cùng sống bên cạnh nhau, tận dụng được nguồn sống của môi trường mà không cạnh tranh với nhau, làm cho số lượng loài động vật ở nơi đó tăng lên rõ rệt.
Bài 2: Các biện pháp cần thiết để duy trì đa dạng sinh học.
Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự giảm sút độ đa dạng sinh học là:
– Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của động vật.
– Sự săn bắt, buôn bán động vật hoang dã cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của các nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển.
Do vậy, để bảo vệ đa dạng sinh học cần có biện pháp cấm đốt, phá, khai thác rừng bừa bãi, cấm săn bắt buôn bán động vật, đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.