13/01/2018, 20:17

Thi kì II lớp 7 môn Văn: Suy nghĩ về câu tục ngữ: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

Thi kì II lớp 7 môn Văn: Suy nghĩ về câu tục ngữ: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ [THCS Nhuế Dương] 1.Câu rút gọn là gì ? Lấy ví dụ và cho biết câu rút gọn thiếu thành phần gì ? 2. Chuyển câu chủ động sau thành hai câu bị động ( theo hai cách). “Các công nhân lành nghề xây dựng ngôi ...

Thi kì II lớp 7 môn Văn: Suy nghĩ về câu tục ngữ: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ

[THCS Nhuế Dương]

1.Câu rút gọn là gì ? Lấy ví dụ và cho biết câu rút gọn thiếu thành phần gì ?

2. Chuyển câu chủ động sau thành hai câu bị động ( theo hai cách).

“Các công nhân lành nghề xây dựng ngôi trường này vào năm 2015”.

3. Đọc những câu văn sau và trả lời câu hỏi:

“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.”

a) Những câu văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Viết đoạn văn ( 5 – 7 câu ) nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống của con người.

4. Suy nghĩ của em về câu tục ngữ:“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”.


ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM:

CÂU12345678
Đ. AACCBDACC

II.Tự luận

1. Cách 1: Ngôi trường này được các công nhân lành nghề xây dựng năm 2015

Cách 2: Ngôi trường này xây dựng năm 2015.

2. 

a) – Những câu  văn trích từ văn bản: “Ý nghĩa văn chương”.

-Tác giả: Hoài Thanh.

b) -Viết đúng cấu trúc đoạn văn

– Nội dung: ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống của con người.

3. Mở bài:

-Giới thiệu câu tục ngữ.

– Khái quát nội dung của câu tục ngữ: Đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Tình cảm ấy xuất phát từ tình thương, niềm đồng cảm, biết lo lắng cho nhau giữa những người trong cùng một gia đình, một tập thể.

Thân bài: 

*Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ ” Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”:

– Nghĩa đen: “tàu”: máng đựng thức ăn trong chuồng ngựa, cũng dùng để gọi chuồng ngựa.Nghĩa của cả câu: một con ngựa ốm, không ăn cỏ, cả đàn ngựa cũng không thiết đến việc ăn uống, không để ý đến bản thân mình.

– Nghĩa bóng: trong gia đình, trong một tập thể có người gặp chuyện không may thì những người khác cũng lo lắng.

* Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ:

– Trong gia đình, nếu có người ốm đau, hoạn nạn, những người khác đều lo lắng, cố gắng giúp đỡ những người không may qua bước khó khăn.

-Trong cộng đồng, còn nhiều người bất hạnh như người tàn tật, nạn nhân của thiên tai bão lũ, nạn nhân chất độc màu da cam…Có rất nhiều người, rất nhiều phong trào chia sẻ những nỗi đau đó như: Ngày vì người nghèo, các chương trình: Trái tim cho em, Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam…

– Liên hệ bản thân: Mỗi học sinh có thể góp sức nhỏ bé của mình, chia sẻ khó khăn cùng những người trong gia đình, trong lớp học, trong xã hội: tham gia làm việc nhà, xây dựng quỹ tình thương giúp đỡ các bạn nghèo trong lớp, tham gia các hoạt động từ thiện…

Kết bài: Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ.

Liên hệ bản thân

Tham khảo:

Tình thương giữa con người với nhau là tiền đề tạo nên sự gắn bó lâu dài và sâu sắc. Đây chính là nền tảng để duy trì và phát triển hơn nữa sự quan tâm, lắng nghe và chia sẻ. Cha ông ta vẫn thường bảo rằng tình yêu có thể làm xoa dịu nhiều nỗi đau, nỗi buồn. Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã nói lên sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông đối với người khác. Đây là truyền thống mà người đời đi trước vẫn khuyên răn con cháu đời sau nên nhớ về.
Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” vừa nói lên tình nhân ái, tình yêu thương vừa nói đến sự đoàn kết trong một tập thể. Bởi tập thể được tạo nên, được gắn kết từ nhiều cá nhân. Và cá nhân chính là những mắt xích móc nối trở thành một tập thể vững mạnh.
Dân gian đã khéo kéo khi mượn hình ảnh con ngựa đau để nói đến mối quan hệ giữa con người với nhau trong xã hội hiện nhau. Khi một con ngựa bị “đau” do ốm, do ngã hay do lí do gì đó thì những con ngựa khác trong chuồng đó cũng “đau”, cũng “bỏ cỏ”. Đây là nghĩa tường minh của câu tục ngữ. Còn ý nghĩa hàm ý ẩn chứa sau từng câu, từng chữ. Không hẳn dân gian xưa chỉ nhắc đến con ngựa đơn thuần như thế. Cha ông ta còn muốn nói đến con người. Khi có một cá nhân trong tập thể gặp hoạn nạn, gặp tai ương, khó khăn hay đau ốm gì thì đều ảnh hưởng đến tâm lí của những người khác. Họ sẽ lo lắng, sẽ bất an, sẽ cùng động viên và chia sẻ với cá nhân đó để vượt qua hoàn cảnh và hướng về phía trước.

Như vậy câu tục ngữ trên nhằm nó đến tình yêu thương, tấm lòng nhân ái giữa những con người cùng chung sống trong một môi trường. Sự tương thân tương ái đó sẽ tạo nên sự vững chắc và bền vững giúp duy trì những mối quan hệ đó lâu dài hơn.
Thật vậy, trong cuộc sống của chúng ta không phải lúc nào cũng suôn sẻ, cũng theo dòng nước chảy trôi. Trước mặt sẽ còn gặp nhiều khó khăn và thử thách. Nhưng lúc đó nếu có những người khác sẵn sàng ở bên và giúp đỡ thì thật tốt biết bao. Đây cũng chính là một biểu hiện sâu sắc nhất của tình thương, lòng nhân ái.
Trong một lớp học, có một bạn bị ốm suốt một tuần liền không đi học được. Những bạn khác trong lớp đến tận nhà thăm hỏi, động viên; có bạn còn chép bài lại cho bạn, có bạn còn giúp bạn làm bài tập. Những biểu hiện này tuy rất nhỏ nhặt nhưng đã nói lên được tình yêu thương, chia sẻ và giúp đỡ nhau.
Xã hội đang cần lắm rất nhiều tấm lòng có tình yêu thương, sự chia sẻ, cảm thông sâu sắc. Bởi mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn khi được chia sẻ, được giãi bày và được giúp đỡ.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có không ít người sống ít kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình. Ví dụ như câu tục ngữ “Đèn nhà ai người ấy rạng”. Đây chính là lối sống chỉ biết mình rất đáng lên án, trái ngược với tinh thần đồng cam cộng khổ nói trên.
Câu tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” đã nhắc nhở chúng ta hãy sống có tình có nghĩa, tương thân tương ái giúp đỡ lần nhau cùng sống, cùng phát triển. Tình yêu thương sẽ làm tốt đẹp hơn rất nhiều mối quan hệ trong xã hội.

 

0