05/06/2017, 10:47

Bài 5: Prôtêin

SINH HỌC 10 BÀI 5: GIẢI BÀI TẬP PRÔTÊIN I. CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA A. PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN ▼ Tại sao chúng ta lại cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau? Trả lời: Chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau để cơ thể được cung cấp đầy đủ những loại prôtêin khác nhau đảm ...

SINH HỌC 10 BÀI 5: GIẢI BÀI TẬP PRÔTÊIN I. CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA A. PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN ▼ Tại sao chúng ta lại cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau? Trả lời: Chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau để cơ thể được cung cấp đầy đủ những loại prôtêin khác nhau đảm nhận những chức năng khác nhau cho nhu cầu của cơ thể. B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP Giải bài tập 1 trang 25 SGK sinh học 10: Nêu các bậc cấu trúc cứa prôtêin. Trả lời: ...

SINH HỌC 10 BÀI 5: GIẢI BÀI TẬP PRÔTÊIN

I. CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA

A. PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN

▼ Tại sao chúng ta lại cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau?

Trả lời:

Chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau để cơ thể được cung cấp đầy đủ những loại prôtêin khác nhau đảm nhận những chức năng khác nhau cho nhu cầu của cơ thể.

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Giải bài tập 1 trang 25 SGK sinh học 10: Nêu các bậc cấu trúc cứa prôtêin.

Trả lời:

Các bậc cấu trúc của prôtêin có 4 bậc:

- Cấu trúc bậc một:

Các axit amin liên kết với nhau tạo nên một chuỗi các axit amin gọi là chuỗi pôlipeptit. Cấu trúc bậc 1 của một phân tử prôtêin chính là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit amin trong chuỗi pôlipeptit. Phân tử prôtêin phức tạp bao gồm nhiều chuỗi pôlipeptit với số lượng axit amin rất lớn.

- Cấu trúc bậc hai:

Chuỗi pôlipeptit sau khi được tổng hợp ra không tồn tại ở dạng mạch thẳng mà chúng co xoắn lại hoặc gấp nếp tạo cấu trúc bậc 2.

- Cấu trúc bậc ba:

Chuỗi pôlipeptit ở dạng xoắn hoặc nếp gấp tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng được gọi là cấu trúc bậc 3.

Nhiệt độ cao, pH,... phá hủy cấu trúc không gian 3 chiều của prôtêin (prôtêin biến tính) làm chúng mất chức năng.

- Cấu trúc bậc bốn:

Khi một prôtêin được cấu tạo từ 1 vài chuỗi pôlipeptit thì các chuỗi pôlipeptit liên kết với nhau theo một cách nào đó tạo nên cấu trúc bậc 4.

Giải bài tập 2 trang 25 SGK sinh học 10:  Nêu một vài loại prôtêin trong tế bào người và cho biết các chức năng của chúng.

Trả lời:

Một vài loại prôtêin trong tế bào người như:

- Côlagen tham gia cấu tạo mô liên kết.

- Cazêin dự trừ các axit amin.

- Hêmôglôbin vận chuyển các chất.

- Các enzim xúc tác phản ứng sinh hóa.

- Các thụ thể trong tế bào thu nhận thông tin.

Giải bài tập 3 trang 25 SGK sinh học 10:  Tơ nhện, tơ tầm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng rất khác nhau về nhiều đặc tính. Dựa vào kiến thức trong bài, em hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu?

Trả lời:

Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà, thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng có rất nhiều đặc tính khác nhau. Sự khác nhau đó là do trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit amin trong chuỗi pôlipeptit ở cấu trúc bậc 1 của mỗi loại prôtêin.

 

II. CÂU HỎI BỔ SUNG

Tại sao khi nhiệt độ cơ thể lên cao trên 42°c (sốt cao) mà không có biện pháp hạ nhiệt độ thì bệnh nhân sẽ chết?

Trả lời:

Khi bị sốt cao trên 42°c mà không có biện pháp hạ nhiệt thì bệnh nhân sẽ chết, vì prôtêin của người chỉ thực hiện chức năng một cách tốt nhất (do có cấu hình không gian tối ưu) ở nhiệt độ bình thường của cơ thể (37°C). Khi nhiệt độ tăng lên 42°c làm câu trúc không gian của prôtêin bị phá vỡ, prôtêin bị mất chức năng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, gây nguy hiểm đến tính mạng.

 
0