05/06/2017, 10:46

Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật

SINH HỌC 10 BÀI 27: GIẢI BÀI TẬP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT I. CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA A. PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN ▼ Vì sao có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (Ví dụ: E.coli triptophan ảm) để kiểm tra thực phẩm có triptophan hay không? Trả lời: Vì khi một vi sinh vật ...

SINH HỌC 10 BÀI 27: GIẢI BÀI TẬP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT I. CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA A. PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN ▼ Vì sao có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (Ví dụ: E.coli triptophan ảm) để kiểm tra thực phẩm có triptophan hay không? Trả lời: Vì khi một vi sinh vật khuyết dưỡng với một loại chất nào đó thì tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật này tăng tỉ lệ thuận với nồng độ của nhân tố sinh trưởng ấy trong một giới hạn nhất định. ...

SINH HỌC 10 BÀI 27: GIẢI BÀI TẬP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 

ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

 

I. CÂU HỎI SÁCH GIÁO KHOA

A. PHẦN TÌM HIỂU VÀ THẢO LUẬN

Vì sao có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (Ví dụ: E.coli triptophan ảm) để kiểm tra thực phẩm có triptophan hay không?

Trả lời:

Vì khi một vi sinh vật khuyết dưỡng với một loại chất nào đó thì tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật này tăng tỉ lệ thuận với nồng độ của nhân tố sinh trưởng ấy trong một giới hạn nhất định.

- Hãy kể những chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện, trường học và gia đình.

- Vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng 5 - 10 phút?

- Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không?

Trả lời:

- Những chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viên, trường học và gia đình là: cồn, nước javel (natri hipôclorit), thuốc tím, chất kháng sinh...

- Sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng trong thời gian từ 5 đến 10 phút để gây co nguyên sinh làm cho vi sinh vật không thể phát triển được, hoặc trong thuốc tím pha loãng, thuốc tím có tác dụng ôxi hoá rất mạnh.

- Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn, nhưng có tác dụng loại vi khuẩn, vì xà phòng tạo bọt và khi rửa vi sinh vật trôi đi.

- Vì sao có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh ?

- Nhiệt độ nào thích hợp cho sự sinh trưởng của vi sinh vật kí sinh động vật?

Trả lời:

- Thức ăn giữ được tương đối lâu trong tủ lạnh vì nhiệt độ thấp trong tủ lạnh (4°c ± 1°C) làm vi khuẩn kí sinh bị ức chế.

- Vì sinh vật kí sinh động vật thường là những vi sinh vật ưa ấm (30 - 40°C).

Vì sao thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn?

Trả lời:

Thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn vì vi khuẩn sinh trưởng tốt ở môi trường có độ ẩm cao.

 Vì sao trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?

Trả lời:

Trong sữa chua không có vi sinh vật gây bệnh vì khi sữa chua lên men tốt vi khuẩn lactic đã tạo ra môi trường axit, pH thấp ức chế mọi vi khuẩn kí sinh gây bệnh, vì những vi khuẩn này thường sống trong điều kiện pH trung tính.

 

B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Giải bài tập 1 trang 109 SGK sinh học 10: Một chủng Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) được cấy trên 3 loại môi trường sau:

- Môi trường a gồm: nước, muối khoáng và nước thịt.

- Môi trường b gồm: nước, muối khoáng, glucôzơ và thiamin (vitamin B1).

- Môi trường c gồm: nước, mối khoáng, glucôzơ.

Sau khi nuôi ở tủ ấm 37°C một thời gian, môi trường a và môi trường b trở nên đục, trong khi môi trường c vẫn trong suốt.

a) Môi trường a, b, c là loại môi trường gì?

b) Hãy giải thích kết quả thực nghiệm.

c) Glucôzơ, thiamin và nước thịt có vai trò gì đối với vi khuẩn?

Trả lời:

a) - Môi trường a là môi trường bán tổng hợp vi có nước thịt và muối khoáng.

- Môi trường b là môi trường tổng hợp vì có glucôzơ và vitamin.

- Môi trường c là môi trường tổng hợp tối thiểu vì chỉ có muối khoáng và glucôzơ.

b) Qua kết quả có thể xác định được tụ cầu vàng này là vi sinh vật không sông được trên môi trường khoáng tối thiểu vì nó đòi hỏi vitamin B1 và các hợp chất phức tạp trong nước thịt để phát triển. 

c) Glucôzơ là hợp chất cung cấp cacbon và năng lượng đối với vi khuẩn. Thiamin hoạt hoá các enzim.

Nước thịt là nguồn cung cấp nitơ hữu cơ cho vi khuẩn.

Giải bài tập 2 trang 109 SGK sinh học 10: Vi khuẩn lactic (Lactobacillus arabinosus) chủng 1 tự tổng hợp được axit folic (một loại vitamin) và không tự tổng hợp dược phêninalanin (một loại axit aniin), còn vi khuẩn lactic chủng 2 thì ngược lại. Có thể nuôi 2 chủng vi sinh vật này trên môi trường thiếu axit folic và phêninalanin nhưng đủ các chất dinh dưỡng khác được không, vì sao?

Trả lời:

Được. Vì chủng 1 tổng hợp axit folic bô sung vào môi trường cho chủng 2.

Chủng thứ 2 tống hợp được phêninalanin vào môi trường cho chủng 1.

Giải bài tập 3 trang 109 SGK sinh học 10: Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong tủ lạnh?

Trả lời:

Các thức ăn dư thường đã nhiễm các vi sinh vật, do đó trước khi lưu giữ trong tủ lạnh cần phải đun sôi.

 

II. CÂU HỎI BỔ SUNG

Vì sao mùa hè thường phát sinh nhiều bệnh hơn trong mùa đông?

Trả lời:

Mùa hè ở Việt Nam thường có nhiệt độ cao khoảng 32 - 36°c, là nhiệt độ thích hợp cho nhiều loại vi sinh vật kí sinh gây bệnh tồn tại ở trong không khí, trong nước. Vì vậy, mùa hè dễ phát sinh nhiều bệnh hơn mùa đông, đặc biệt là các bệnh đường ruột.

 
0