Bài 5 – Hoàng Lê Nhất Thống Trí – Hồi thứ mười bốn (trích)
Bài 5 – Hoàng Lê Nhất Thống Trí – Hồi thứ mười bốn (trích) Hướng dẫn I. ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm do nhiều người trong dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, nay thuộc xã Thanh Oai, tỉnh Hà Tây viết. Hai tác giả chính là: – Ngô Thì Chí làm quan đến ...
Bài 5 – Hoàng Lê Nhất Thống Trí – Hồi thứ mười bốn (trích)
Hướng dẫn
I. ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ
Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm do nhiều người trong dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, nay thuộc xã Thanh Oai, tỉnh Hà Tây viết. Hai tác giả chính là:
– Ngô Thì Chí làm quan đến chức Thiên thư bình chưởng tỉnh sự. Khi anh trai ông là Ngô Thì Nhậm xa nhà, ông đã thay anh lo chăm sóc việc nhà.
Ngô Thì Chí bắt đầu viết Hoàng Lê nhất thống chí (có người nói bảy hồi đầu) vào cuối năm 1786 khi Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc phù Lê diệt Trịnh. Ngoài ra ông còn là tác giả của một số tác phẩm khác. Nhìn chung văn chương Ngô Thì Chí “trong sáng giản dị, chân thành… tự nhiên mạch lạc” (Phạm Tú Châu).
– Ngô Thì Du (1772 – 1840) là cháu gọi thân sinh ra Ngô Thì Chí bằng bác ruột. Ông học giỏi nhưng không đỗ đạt gì. Dưới thời Nguyễn có một thời gian ngắn Ngô Thì Du làm Đốc học Hải Dương. Ông là tác giả của bảy hồi tiếp theo của Hoàng Lê nhất thống chí, trong đó có hồi 14 trích giảng. Văn chương của ông sáng sủa, chân chất, thể hiện một nỗi cảm khoái trước cuộc đời chìm nổi.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1) Bố cục
Có thể chia làm ba đoạn:
– Đoạn 1: Từ đầu đến “Hôm ấy nhằm vào 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788): Khi được tin báo giặc Thanh đã chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương lên ngôi hoàng đế, tự mình đốc suất đại binh ra Bắc phá giặc”.
– Đoạn 2: Từ “Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh” đến “vua Quang Trung tiến quân đến Thăng Long rồi kéo vào thành”. Cuộc hành binh tiến công đại thần tốc và chiến thắng lừng lẫy của vua Quang Trung.
– Đoạn 3: Từ “Lại nói Tôn Sĩ Nghị và vua Lê" đến “cũng lấy làm xấu hổ”: Tình cảnh của viên tướng xâm lược và bọn bán nước cầu vinh.
2) Phân tích hình tượng người anh hùng Quang Trung
– Hình tượng nổi bật nhất trong hồi sách là hình tượng người anh hùng dân tộc Quang Trung. Ngay người cung nhân cũng đánh giá rất cao tài quân sự của người anh hùng lão luyện, dũng mãnh và có tài cầm quân, ẩn hiện như quỷ thần. Hai viên tướng giỏi từng mưu phản đã bị Quang Trung trừng trị dễ dàng bắt như bắt trẻ con, giết như giết con lợn, uy danh của vua Quang Trung lớn đến mức chỉ cần trỏ tay, đưa mắt mà ai nấy phách lạc hồn xiêu.
Các tác giả tuy là trung thần của nhà Lê nhưng khi viết về vua Quang Trung lại rất thực và hay.
Quang Trung được miêu tả như một anh hùng có tài cả văn lẫn võ.
Quang Trung biết an ủi, động viên mọi người tiếp tục truyền thống chống ngoại xâm.
Không quở trách các tướng dưới quyền về chủ trương rời bỏ Thăng Long với ý đồ bảo toàn lực lượng.
– Có tầm nhìn xa về mối quan hệ lâu dài với nhà Thanh sau khi bọn chúng thất bại.
– Hành binh thần tốc không để giặc kịp trở tay, kinh ngạc: tướng ở trên trời xuống, quân ở dưới đất chui lên.
– Bắt gọn quân do thám hư trương thanh thế, ban đêm, dùng cảm tử quân khiêng ván, dùng voi giày đạp, dùng nghi binh theo bờ đê Yên Duyên.
Các tác giả tuy là trung thành nhà Lê nhưng với lập trường dân tộc và tinh thần yêu nước nên viết về vua Quang Trung rất chân thực, sinh động, có màu sắc sử thi…
2) Sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của bọn vua quan phản nước hại dân
Hình ảnh bọn xâm lược trong đoạn trích hiện lên là Tôn Sĩ Nghị và một số quân lính của hắn. Nghị là kẻ kiêu căng tự phụ, chủ quan, nhưng cũng rất hèn nhát.
Đạo quân xâm lược này đã vào Thăng Long quá dễ dàng không mất một mũi tên, như vào chỗ không người. Chính vì thế mà chúng chủ quan, kiêu ngạo, không cảnh giác. Tướng thì xem thường cho là vô sự không cần phải đề phòng, kiêu căng buông tuồng, ngày ngày chơi bời tiệc tùng. Quân thì rời bỏ đội ngũ lang thang, không giữ kỉ luật, chỉ giỏi huênh hoang mồm to miệng rộng đòi bắt sống toàn bộ quân Tây Sơn.
Bởi vậy, người cung nhân cũng nhận xét về bọn Tôn Sĩ Nghị là không nắm chắc tình hình chỉ biết đại khái, họ làm sao mà hiểu được rõ ràng đích xác. Hơn nữa họ chỉ lảng vảng ở bên bờ sông lấy thanh thế suông để dọa dẫm mà thôi. Khi Nguyễn Huệ tới họ không thể nào chống nổi “Tổng đốc họ Tôn đem thứ quân nhớ nhà kia mà chống lại thì địch làm sao nổi’?”
Đúng như lời nhận xét ấy, bọn quân xâm luợc đã thất bại thảm hại.
Do chủ quan lại không có kỉ luật nên quân Thanh vô cùng lúng túng, hoảng loạn khi gặp đại binh của Quang Trung. Bọn chúng chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái Thú Điền Châu là Sầm Nghi Đông tự thắt cổ chết.
Tướng giặc họ Tôn sợ mất mật hoảng hốt, vội vàng đến mức không kịp đóng yên ngựa, quên mặc áo giáp chuồn trước qua cầu phao.
Quân lính chúng thì đều hoảng hồn tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau mà rơi xuống sông chết rất nhiều.”
Còn vua Lê và bọn quan lại thì như những kẻ chạy trốn theo đuôi Tôn Sĩ Nghị. Họ đã bị Nghị bỏ rơi phải nhịn đói mấy ngày. Vua Lê cuống quít khi nghe quân Tây Sơn đuổi tới.
Cuộc gặp gỡ của vua Lê và Tôn càng tỏ rõ thêm sự thảm bại của giặc. Tôn Sĩ Nghị cũng lấy làm xấu hổ. Lời nói sau cùng của Tôn cô vớt vát thể diện nhưng càng bộc lộ sự hèn nhát và khiếp sợ cùa y mà thôi. Y phải vào sâu Nam Ninh để tránh vua Quang Trung.
Ghi nhớ: Với cảm quan lịch sử và niềm tự hào dân tộc, các tác giả Hoàng Lê Nhất Thống trí đã tái hiện chân thực sinh động hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của tướng lĩnh nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân |
Mai Thu