06/02/2018, 00:30

Bài 4 – Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

Bài 4 – Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự Hướng dẫn I. TẠI SAO PHẢI TÓM TẮT TÁC PHẨM TỰ SỰ Đọc các tình huống 1, 2 và 3 để thấy trong cả ba tình huống đó, người ta đều phải tóm tắt tác phẩm. Tóm tắt tác phẩm nhằm giúp người đọc và người nghe dễ nắm được nội dung chính của một câu ...

Bài 4 – Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự

Hướng dẫn

I. TẠI SAO PHẢI TÓM TẮT TÁC PHẨM TỰ SỰ

Đọc các tình huống 1, 2 và 3 để thấy trong cả ba tình huống đó, người ta đều phải tóm tắt tác phẩm.

Tóm tắt tác phẩm nhằm giúp người đọc và người nghe dễ nắm được nội dung chính của một câu chuyện. Do tước bỏ đi những chi tiết, nhân vật và các yếu tố phụ không quan trọng nên văn bản tóm tắt thường ngắn gọn dễ nhớ.

Từ các tình huống trong sách giáo khoa, học sinh tự nêu lên các tình huống khác trong cuộc sống cũng cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt tác phẩm tự sự.

II. THỰC HÀNH TÓM TẮT MỘT TÁC PHẨM TỰ SỰ

1. Đối chiếu các sự việc đã nêu trong sách giáo khoa với cốt truyện Chuyện người con gái Nam Xương để thấy.

Sách giáo khoa nêu ra bảy sự việc khá đầy đủ của cốt truyện. Tuy nhiên vẫn còn thiếu một sự việc khá quan trọng. Đó là sau khi vợ tự vẫn chết, một đêm chàng Trương cùng con trai ngồi bên đèn, đứa con mới chỉ chiếc bóng trên tường mà nói đó chính là người hay tới với mẹ đêm đêm. Nhờ đó, chàng đã hiểu ra vợ mình đã bị oan. Nghĩa là Trương Sinh hiểu ra sự việc ngay sau khi vợ mất chứ không phải đợi đến khi Phan Lang về kể lại sự việc gặp Vũ Nương dưới động Linh Phi. Như sự việc thứ bảy trong sách giáo khoa nêu lên. Điều này cần điều chỉnh bổ sung.

2.Văn bản tóm tắt tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương

Xưa có chàng Trương Sinh vừa mới thành hôn đã phải đầu quân đi lính để lại mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết, còn gọi là Vũ Nương, bụng mang dạ chửa. Ít lâu sau, mẹ Trương Sinh ốm và mất, Vũ Nương lo ma chay chu tất mọi việc. Giặc tan, Trương Sinh trở lại nhà, nghe lời con trai, nghi ngờ vợ không chung thủy. Vũ Nương bị oan, không giãi bày được bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Sau khi vợ tự vẫn chết, một đêm, Trương Sinh ngồi bên đèn cùng con trai, đứa con chỉ chiếc bóng đen trên tường và nói đó chính là người hay tới với mẹ đêm đêm. Chính sự việc này làm chàng đã hiểu ra là vợ mình đã bị oan. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương do cứu mạng Linh Phi, vợ vua Nam Hải nên khi chạy giặc chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để đền ơn. Phan Lang tại đây đã gặp lại Vũ Nương. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở lại dương thế, Vũ Nương đã gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh.

Trương Sinh nghe Phan Lang kể, thương nhớ vợ vô cùng, bèn lập đền giải oan trên bờ Hoàng Giang. Vũ Nương hiện hồn về “ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng…lúc ẩn, lúc hiện".

3. Văn bản tóm tắt rút ngắn hơn nữa

Xưa có Trương Sinh vừa thành hôn đã đi lính. Giặc tan, chàng trở lại nhà, nghe lời con trẻ, nghi vợ mình không chung thủy. Vũ Nương bị oan, không giãi bày được phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm, chàng họ Trương cùng con trẻ ngồi bên đèn, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường và nói đó là người hay tới với mẹ đêm đêm. Lúc đó, chàng hiểu ra vợ đã bị oan. Phan Lang tình cờ gặp lại Vũ Nương ở thủy cung, khi trở về trần được Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng và lời nhắn cùng chồng. Trương Sinh đã lập đền giải oan trên bờ Hoàng Giang. Vũ Nương trở về “ngồi trên chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng… lúc ẩn, lúc hiện.”

Ghi nhớ: Tóm tắt tác phẩm tự sự giúp người đọc và người nghe nắm được nội dung chính của một chuyện. Văn bản tóm tắt tác phẩm tự sự phải ngắn gọn, nêu được các nhân vật và sự việc chính một cách đầy đủ và hợp lí.

III. LUYỆN TẬP

Viết văn bản tóm tắt:

– Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.

Ở một khu phố tồi tàn tại Oa-sinh-tơn có một xưởng vẽ chung của hai người bạn là Xiu và Giôn-xi có cùng sở thích về nghệ thuật và hợp nhau về nhiều mặt.

Giôn-xi bị chứng viêm phổi và cuộc sống chỉ còn được tính từng ngày. Bác sĩ chỉ còn bó tay và Xiu cũng vô cùng thương xót cố động viên bạn ăn uống và vui vẻ.

Giôn-xi nhìn ra cửa sổ – khi ấy là mùa đông – đếm từng chiếc lá rơi. Cô tin rằng khi chiếc lá cuối cùng nằm trên cây leo già cỗi rụng xuống là cô sẽ vĩnh biệt cuộc đời.

Chỉ còn một chiếc lá cuối cùng, Giôn-xi muốn nhìn thây nó lìa cành trước khi trời tối và cô cũng sẽ đi xa (vĩnh biệt).

Thầm hiểu ý nghĩ của bạn và rất thương bạn, Xiu đến nhờ bác họa sĩ già ờ tầng lầu dưới, ông họa sĩ đã 25 năm cầm bút vẽ nhưng chưa có tác phẩm nào ưng ý – kiệt tác mà ông mơ ước. Ông tự coi mình là con chó loại đặc biệt luôn sẵn sàng bảo vệ cho hai nữ nghệ sỉ trẻ ở xưởng vẻ tầng lầu trên – biết được Giôn-xi đang tuyệt vọng, ông buồn bã vô cùng.

Trong một đêm mưa gió bão bùng, ông nghệ sĩ già (tuổi ngoài 50) bị bệnh lao ấy, đã vẽ nên chiếc lá cuối cùng trên dây leo như thể đã hoàn thiện kiệt tác của mình. Ông mất hai ngày sau đó, còn Giôn-xi thì khoẻ mạnh trở lại và tiếp tục vui sống.

♦ Bài tập 5

Trong truyện cười trên, người vợ không hiểu đúng nghĩa của cách nói chỉ có một chân sút. Nghĩa của cách nói này là chỉ thuận có một chân, chỉ có một chân là có thể sút mạnh và chính xác, hiệu quả.

♦ Bài tập 6

a) Biện pháp tu từ nói quá để nói về sự lớn mạnh của quân Lam Sơn.

b) Những từ láy nao nao, nho nhỏ, sè sè, rầu rầu tả cảnh ngụ tình, nghĩa là vừa tả hình dáng của sự việc, vừa thể hiện tâm trạng của con người.

c) Với biện pháp so sánh, nhà thơ đã miêu tả sắc nét và sống động âm thanh của tiếng suôi và cảnh rừng dưới đêm trăng.

d) Các từ (áo) đỏ, (cây) xanh, (ánh) hồng, lửa, cháy, tro đã tạo nên hai trường từ vựng: trường từ vựng chỉ màu sắc và trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ liên tường với lửa. Các từ này lại có quan hệ chặt chẽ với nhau. Màu áo của cô gái thấp lên trong mắt chàng trai và bao người khác ngọn lửa. Ngọn lửa đó lan tỏa khiến anh ngất ngây say đắm (cháy thành tro) và lan tỏa ra khắp không gian làm không gian cũng biến sắc (cây xanh như cũng ánh theo hồng).

Ở đây còn có các cặp từ đối lập cây xanh – ánh hồng, em đi – anh đứng. Nhờ đó, bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mãnh liệt với người đọc, qua đó thể hiện độc đáo một tình yêu cháy bỏng, nồng nàn.

♦ Bài tập 7

– Những từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay.

– Những từ được dùng theo nghĩa chuyển: vai (hoán dụ), đầu (ẩn dụ).

Mai Thu

0