06/06/2017, 14:43

Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam

ĐỊA LÍ 8 BÀI 31: GIẢI BÀI TẬP ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm - Do vị trí địa lí nên nước ta đã nhận được một lượng nhiệt mặt trời lớn, vì vậy nhiệt độ cao quanh năm, trung bình trên 21°c và tăng dần từ Bắc vào Nam. - Khí hậu nước ta có hai mùa rõ ...

ĐỊA LÍ 8 BÀI 31: GIẢI BÀI TẬP ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm - Do vị trí địa lí nên nước ta đã nhận được một lượng nhiệt mặt trời lớn, vì vậy nhiệt độ cao quanh năm, trung bình trên 21°c và tăng dần từ Bắc vào Nam. - Khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió. - Gió mùa đã cho nước ta một lượng mưa lớn, trung bình từ 1.500 đến 2.000 mm, độ ẩm không khí cao trên 80%. 2. Tính chất đa dạng và thất ...

ĐỊA LÍ 8 BÀI 31: GIẢI BÀI TẬP ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM

 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

- Do vị trí địa lí nên nước ta đã nhận được một lượng nhiệt mặt trời lớn, vì vậy nhiệt độ cao quanh năm, trung bình trên 21°c và tăng dần từ Bắc vào Nam.

- Khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió.

- Gió mùa đã cho nước ta một lượng mưa lớn, trung bình từ 1.500 đến 2.000 mm, độ ẩm không khí cao trên 80%.

2. Tính chất đa dạng và thất thường

- Gió mùa và sự đa dạng của địa hình (độ cao và hướng) khiến cho khí hậu nước ta có sự phân hoá theo không gian và thời gian.

Môi trường khí hậu phía Bắc: có mùa đông lạnh, mưa ít, cuối mùa đông có mưa phùn, mùa hè nóng và mưa nhiều.

Môi trường khí hậu đông Trường Sơn: mưa vào thu đông.

Môi trường khí hậu phía Nam: nhiệt độ quanh năm cao, có một mùa mưa và một mùa khô sâu sắc.

Môi trường khí hậu Biển Đông: mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

- Khí hậu nước ta rất thất thường, điều này ảnh hưởng rất lớn tới đời sông và sản xuất.

 

II. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 113 SGK địa lí 8: Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ỏ' nhũng mặt nào? Nguyên nhân.

Trả lời:

- Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

- Nét độc đáo của khí hậu nước ta: nhiệt độ quanh năm đều cao trên 21°c, lượng mưa lớn (1500 - 2000 mm/năm) và độ ẩm không khí trên 80%. Vì vậy khí hậu nước ta không nóng như nhiều nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và châu Phi.

- Nguyên nhân: Do vị trí địa lí của nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới của nửa cầu Bắc, lại nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa và chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

Giải bài tập 2 trang 113 SGK địa lí 8: Tính đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta được biểu hiện như thế nào? Nguyên nhân nào đã làm cho khí hậu nước ta đa dạng.

Trả lời:

Tính đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta được biểu hiện ở chỗ hình thành các miền khí hậu khác nhau và sự thay đổi của khí hậu theo độ cao.

- Miền khí hậu phía Bắc: từ vĩ tuyến 180oB trở ra, có một mùa đông lạnh, cuối mùa đông thời tiết ẩm ướt do mưa phùn, mùa hè nóng và mưa nhiều.

- Miền khí hậu đông Trường Sơn: từ Hoành Sơn đến mũi Dinh khí hậu của mùa mưa vào thu đông.

- Miền khí hậu phía Nam: có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, có một mùa mưa và một mùa khô rất sâu sắc.

Các vùng núi cao nước ta, khí hậu thay đổi theo độ cao và hướng sườn.

- Nguyên nhân: Do ảnh hưởng của địa hình và hoạt động của các khối khí.

- Khí hậu nước ta còn mang tính chất thất thường: năm rét sớm, năm rét muộn, năm lũ lụt, năm hạn hán, ...

 

III. THÔNG TIN BỔ SUNG

Bão là một hiện tượng thời tiết đặc biệt và nguy hiểm vì nó là một dạng nhiễu động rất mạnh của hoàn lưu khí quyển gây mưa to, gió lớn có sức tàn phá rất lớn trong một diện rộng.

Bão ở Việt Nam thường được phát sinh từ khu vực Biến Đông (chiếm 40% tống số cơn bão) và vùng biển phía tây Thái Bình Dương (chiếm 60% tổng số cơn bão) trong phạm vi từ 5°B đến 20°B. Đây cũng là một trong nhừng trung tâm lớn phát sinh và hoạt động mạnh của bão trên thế giới.

Các cơn bão nhiệt đới được hình thành trên vùng biển nóng, có độ ẩm cao và tình trạng rất bất ổn định của khí quyển nên thường xảy ra vào thời kì mùa hạ và đã trở thành quy luật mùa. Mùa bão ở Việt Nam thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12 và xuất hiện sớm ở khu vực phía Bắc, chậm dần đối với khu vực phía Nam. Trung bình hàng năm ở Việt Nam có từ 3 đến 4 cơn bão.

ơ khu vực phía Bắc, từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá mùa bão bắt đầu sớm, từ tháng 5, và cũng kết thúc sớm, vào tháng 10. Trung bình mỗi năm ở khu vực này có khoảng 1,4 cơn bão và bão thường hay xảy ra nhiều nhất vào hai tháng 8 và tháng 9. ơ khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ mùa bão kết thúc muộn hơn, vào tháng 11 và tháng 12, trong đó các tháng 9, 10 và 11 thường hay có nhiều bão hơn. Trung bình mỗi năm ở khu vực này có trên 2 cơn bão. ơ khu vực Nam Bộ rất ít khi có bão, thường phải hơn 10 năm mới có 1 cơn bão.

Những cơn bão lớn như cơn bão số 5 cuối năm 1997 ở khư vực này phải 40-50 năm mới xảy ra một lần.

Bão ở Việt Nam có phạm vi ảnh hưởng khá rộng. Mỗi khi có bão thường có ảnh hưởng tới 5-6 tỉnh. Khi bão đổ bộ vào đất liền tốc độ gió đã giảm đi rõ rệt và ảnh hưởng trong phạm vi 50-100km rồi tan. Bão có sức tàn phá mạnh và gây mưa lớn nên hay gây nên những thiệt hại lớn, đặc biệt trong mùa mưa lũ. Thông thường mưa do bão có thể chiếm 30-45% lượng mưa của mùa mưa. Vì thế những năm không có hoặc ít có bão, lượng mưa cả năm giảm đi rõ rệt.

 
0