06/06/2017, 14:42

Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam

ĐỊA LÍ 8 BÀI 36: GIẢI BÀI TẬP ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM I. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 129 SGK địa lí 8: Dựa vào hình 36.1. SGK. hãy kể tên các loại đất của nước ta. Nêu ý nghĩa, giá trị kinh tế của từng loại đất đổi với phát triển nông nghiệp. Trả lời: Theo lát cắt từ tây sang dông ở vĩ ...

ĐỊA LÍ 8 BÀI 36: GIẢI BÀI TẬP ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM I. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI Giải bài tập 1 trang 129 SGK địa lí 8: Dựa vào hình 36.1. SGK. hãy kể tên các loại đất của nước ta. Nêu ý nghĩa, giá trị kinh tế của từng loại đất đổi với phát triển nông nghiệp. Trả lời: Theo lát cắt từ tây sang dông ở vĩ tuyến 20°B ta có các loại đất chính sau: Đất mùn núi cao, đất pheralit đỏ vàng đồi núi thấp trên các loại đá, đất bồi tụ phù sa trong đê, đất bồi tụ phù sa ngoài đê, đất ...

ĐỊA LÍ 8 BÀI 36: GIẢI BÀI TẬP ĐẶC ĐIỂM ĐẤT VIỆT NAM

 

I. TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI

Giải bài tập 1 trang 129 SGK địa lí 8: Dựa vào hình 36.1. SGK. hãy kể tên các loại đất của nước ta. Nêu ý nghĩa, giá trị kinh tế của từng loại đất đổi với phát triển nông nghiệp.

Trả lời:

Theo lát cắt từ tây sang dông ở vĩ tuyến 20°B ta có các loại đất chính sau:

Đất mùn núi cao, đất pheralit đỏ vàng đồi núi thấp trên các loại đá, đất bồi tụ phù sa trong đê, đất bồi tụ phù sa ngoài đê, đất mặn ven biển.

Ý nghĩa, giá trị kinh tế của từng loại đất dối với phát triển nông nghiệp:

+ Đất mùn núi cao tầng đất thường mỏng, ít giá trị về sản xuất nông nghiệp.

+ Đất pheralit đỏ vàng đồi núi thấp trên các loại đá thích hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp lâu năm, hàng năm, cây ăn quả, hình thành các đồng cỏ đế phát triển chăn nuôi gia súc lớn.

+ Đất bồi tụ phù sa trong đê, đất bồi tụ phù sa ngoài đê có ý nghĩa sản xuất lương thực, thực phẩm, phát triển cây công nghiệp hàng năm.

+ Đất mặn ven biển phát triển cây công nghiệp hàng năm và nuôi trồng thuỷ sản.

Giải bài tập 2 trang 129 SGK địa lí 8: Dựa vào hình 36.2 SGK, hãy trình bày sự phân bố các loại đất phù sa môi, đất xám, đấtpheralit trên đá badan, các loại đấtpheraUt khác và đắt mùn núi cao ở nước ta.

Trả lời:

- Đất phù sa mới chủ yếu phân bố ở các đồng bằng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng Duyên hải miền Trung.

- Đất xám phân bố ở Đông Nam Bộ và phía tây Tây Nguyên.

- Đất pheralit badan tập trung nhiều nhất ở Tây Nguyên.

- Các loại đất pheralit khác và đất mùn núi cao có diện tích lớn nhâ't và phân bô ở nhiều khu vực nước ta Trung du và miền núi Bắc Bộ, Ouyên hải Miền Trung, Tây Nguyên...

Giải bài tập 3 trang 129 SGK địa lí 8:  So sánh ba nhóm đất chính của nước ta rồ đặc tính, sự phân bố rà giá trị sứ dụng.

Trả lời:

 

Đất pheralit hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi thấp

Đất mùn núi cao

Đất bồi tụ phù sa sông và biển

Đặc

tính

 Đất chua và nghèo mùn, nhiều sét. Đất có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm, các hợp chất này thường tích tụ hoặc kết vón, hoặc thành dạng đá ong.

 Hình thành ở dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao.

 Lớp đất mỏng.

 Nhìn chung là rất phì nhiêu, dễ canh tác và làm thuỷ lợi.

 Đất tơi xốp, ít chua, giàu mùn.

Phân

bố

 Phân bô ở các khu vực trung du và miền núi nước ta, ở Tây Nguyên có nhiều đất pheralit badan nhất thuận lợi cho phát triển các loại cây công nghiệp.

 Phân bố ở các khu vực núi cao.

 Phân bố ở các đồng băng nước ta, diện tích lớn nhất là đồng bằng sông Cửu Long và đồng bàng sông Hồng.

Giá trị sử

dụng

 Thích hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, hình thành đồng cỏ chăn nuôi gia súc và trồng rừng.

 ít giá trị kinh tế, chủ yếu là rừng đầu nguồn hỏn cần được bảo vệ.

 Thích hựp với việc trồng cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm, nhiều khu vực phù sa mặn nhân dân phát triển ngh ' nuôi trồng thuỷ sản. Đất phù sa ở đồng bang còn là nơi thuận lợi để phân bố các ngành kinh tế và cư trú của nhân dân.

 
Giải bài tập 4 trang 129 SGK địa lí 8:  Dựa vào số liệu sau:

Đất pheralit đồi núi thấp: 65% diện tích tự nhiên.

Đất mùn núi cao: 11% diện tích tự nhiên.

Đất phù sa: 24% diện tích tự nhiên.

a) Vẽ biểu đồ thề hiện cơ cấu diện tích các nhóm đất của nước ta.

b) Nhận xót về cơ cấu đất của nước ta.

Trả lời:

a) Biểu đồ

Biểu dồ thể hiện cơ cấu diện tích các nhóm đất của nước ta (%)

b) Nhận xét

Diện tích đất pheralit chiếm tỉ trọng cao nhất, đất phù sa tỉ trọng 24%, đất mùn núi cao tỉ trọng thấp nhất.

 

III. THÔNG TIN BỔ SUNG

TÀI NGUYÊN ĐẤT CỦA NƯỚC TA BIÊN ĐỘNG THEO SỰ THAY ĐỔI CỦA THẢM THỰC VẬT

Trong điều kiện thiên nhiên nhiệt đới ẩm, trên bề mặt địa hình đã hình thành lớp vỏ phong hóa rất dày. Từ lớp vỏ phong hoá bao gồm các vật chất vô cơ này đã được tích luỹ mùn và các chất hữu cơ đế phát triển thành thổ nhưỡng. Tuỳ thuộc vào cấu tạo của đá mẹ, độ dốc của địa hình và sự tồn tại của lớp phủ thực vật tự nhiên đả làm cho đất ở nước ta có sự phân hoá và có những đặc điểm khác nhau.

Nhìn chung, đất lược hình thành và phát triển trên các loại đá macma kiềm, siêu kiềm và trung tính có thành phần cơ giới trung bình đến nặng với hàm lượng sét tầng mặt từ 35-50%, lân tổng số từ 0,15-0,25%.

Do các điều kiện hình thành đất thuận lợi nên lớp đất có độ dày khá lớn. Kết quả điều tra về độ dày tầng đất mịn của các loại đất hình thành tại chỗ cho thây đất có tầng dày trên lf'Ocm có 7,75 triệu ha chiếm 23% diện tích tự nhiên, đất có tầng dày từ 50-100cm có 7,23 triệu ha chiếm 22% diện tích tự nhiên và đất có tầng dày dưới 50cm có 6,98 triệu ha chiếm 21% diện tích tự nhiên.

Độ dày của tầng đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cấu tạo của đá mẹ, độ dốc địa hình, tính chất lí hoá của đất, hoạt động của nước ngầm. Những nơi có độ dốc lớn th’ quá trình xói mòn, rửa trôi diễn ra mạnh khiến cho 

tầng đất mỏng đi rất nhiều. Đất phát triển trên đá badan có tầng đất mịn dày trên lOOcm và thường dày hơn so với các tầng đất phát triển trên đá phiến hoặc các loại đá trầm tích khác.

Độ dốc của địa hình cũng rất quyết định đến độ dày của tầng đất. Độ dốc càng nhỏ thì tầng đất càng dày. Tính chung ở những nơi có độ dốc dưới 15° thì tầng dày lớp đất mịn trên lOOcm có thể chiếm tới 69%. Ở những nơi có độ dốc từ 15-25° thì tầng dày lớp đất mịn trên 100cm chỉ chiếm 34% và ở nơi đất dốc trên 25° thì tầng dày lớp đất mịn trên 100cm chỉ còn khoảng 25%.

Đối với các loại đất giàu sắt và nhôm, như đất đỏ íeralit, đất xám feralit, và có sự hoạt động mạnh của nước ngầm theo hai mùa mưa và mùa khô kế tiếp nhau thì sẽ dẫn đến sự hình thành kết vón, đá ong và nói chung có tầng đất mỏng ngay cả ở những nơi có địa hình thâ'p và bằng phẳng.

Ở những nơi lớp phủ thực vật tự nhiên bị tàn phá trở thành đất trống, đồi núi trọc thì đât trở nên nghèo kiệt, suy thoái và có tầng rất mỏng, nhiều nơi trơ sỏi sạn và trơ cả đá gốc. Vì vậy việc bảo vệ và khôi phục rừng đầu nguồn ở Việt Nam đã và đang trở nên vô cùng cấp bách để giữ nước, giữ đất và đảm bảo môi trường sinh thái.

 
0