06/02/2018, 10:11

Bài 31 – Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt

Bài 31 – Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt Hướng dẫn 1. Kiểu câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định Bài tập 1 – Câu 1: câu trần thuật ghép có một vế là dạng câu phủ định. – Câu 2: câu trần thuật đơn. – Câu 3: câu trần thuật ghép, vế sau có một vị ngữ phủ định ...

Bài 31 – Ôn tập và kiểm tra phần tiếng Việt

Hướng dẫn

1. Kiểu câu: nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định

Bài tập 1

– Câu 1: câu trần thuật ghép có một vế là dạng câu phủ định.

– Câu 2: câu trần thuật đơn.

– Câu 3: câu trần thuật ghép, vế sau có một vị ngữ phủ định (không nỡ giận).

Bài tập 2

Từ nội dung cho sẵn:

– “Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất”, có thể đặt các câu nghi vấn.

– Cái bản tính tốt của người ta có thể bị những gì che lấp mất?

– Những gì có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta?

– Cái bản tính tốt của người ta có thể bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất không?

– Những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta không?

Bài tập 3

Với từ buồn: – Chao ôi, buồn!

– Ôi, buồn quá!

– Buồn thật!

– Buồn ơi là buồn!

Bài tập 4

a) Câu trần thuật là các câu (1), (3), (6), câu cầu khiến là câu (4), câu nghi vấn là các câu (2), (5), (7).

b) Câu nghi vấn dùng để hỏi là câu (7).

Câu 7 đúng là một câu hỏi nêu lên một vấn đề băn khoăn cần phải trả lời. “Ăn hết tiền đến lúc chết lấy gì mà ma chay!”

c) Các câu nghi vấn còn lại (2) và (5) là những câu không được dùng để hỏi.

– Câu (2) được dùng để biểu lộ sự ngạc nhiên về việc cụ (lão Hạc) nói về những chuyện chỉ có thể xảy ra trong tương lai xa, chưa thể xảy ra trước mắt.

– Câu (5) được dùng để giải thích cho đề nghị nêu ở câu (4) theo quan điểm của “ông giáo”, người nói và cũng là cái lẽ thông thường thì chẳng có lí do gì mà lại nhịn đói để dành tiền.

2. Hành động nói

Bài tập 1

Tôi bật cười bảo lão:

Hành động kể (trình bày)

– Sao cụ lo xa thế?

Hành động bộc lộ cảm xúc

– Cụ còn khỏe lắm, chưa chết dâu mà sợ!

Hành động nhận định (trình bày)

– Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hẵng hay!

Hành động đề nghị (điều khiển)

– Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?

Giải thích thêm ý câu 4 (trình bày)

– Không, ông giáo ạ!

Hành động phủ định, bác bỏ (trình bày)

– Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?

Hành động hỏi

Bài tập 2

(1)

Trần thuật

Kể (trình bày)

Trực tiếp

(2)

Cảm thán

Bộc lộ cảm xúc

Gián tiếp

(3)

Trần thuật

Nhận định (trình bày)

Trực tiếp

(4)

Cầu khiến

Đề nghị, điều khiển

Trực tiếp

(5)

Trần thuật

Giải thích thêm (trình bày)

Gián tiếp

(6)

Phủ định

Phủ định, bác bỏ (trình bày)

Trực tiếp

(7)

Nghi vấn

Hỏi

Trực tiếp

Bài tập 3

Học sinh tự viết một hoặc vài ba câu với hai dạng cụ thể: cam kết và hứa hẹn.

a) Cam kết không tham gia các hoạt động tiêu cực như đua xe trái phép, cờ bạc, nghiện hút…

b) Hứa tích cực học tập, rèn luyện và đạt kết quả tốt trong năm học tới.

3. Lựa chọn trật tự từ trong câu

Bài tập 1

– Một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm giáp sắt: Trật tự từ trong việc biểu thị thứ bậc quan trọng của sự vật: Con ngựa sắt quan trọng hơn, có giá trị lớn hơn cái roi sắt. Ngựa và roi là để đánh giặc, tiến công giặc còn giáp sắt là để phòng bị. Như thế đánh quan trọng hơn đỡ rất nhiều.

– Vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, về tâu vua: Trật tự từ biểu thị thứ tự trước sau của hoạt động, trạng thái.

Đầu tiên là tâm trạng kinh ngạc, sau đó là mừng rỡ, cuối cùng là hoạt động về tâu vua.

Bài tập 2

Tác dụng của việc sắp xếp các bộ phận in đậm ở đầu câu.

a) Nối kết câu.

b) Nhấn mạnh (làm nổi bật) đề tài của câu nói.

Bài tập 3

Câu a mang tính nhạc rõ ràng hơn.

Mai Thu

0