06/02/2018, 10:10

Bài 12 – Câu ghép (tiếp theo)

Bài 12 – Câu ghép (tiếp theo) Hướng dẫn I. QUAN HỆ Ý NGHĨA GIỮA CÁC VẾ CÂU 1. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép sau đây là quan hệ nguyên nhân – kết quả. 2. Quan hệ tương phản: Tuy có bận nhiều việc đấy nhưng tôi vẫn phải đến thăm bạn. Quan hệ thời gian nối ...

Bài 12 – Câu ghép (tiếp theo)

Hướng dẫn

I. QUAN HỆ Ý NGHĨA GIỮA CÁC VẾ CÂU

1. Quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong câu ghép sau đây là quan hệ nguyên nhân – kết quả.

2. Quan hệ tương phản: Tuy có bận nhiều việc đấy nhưng tôi vẫn phải đến thăm bạn.

Quan hệ thời gian nối tiếp: Một chiếc xe đạp chạy vào sân, một chiếc khác đến đỗ bên cạnh nó.

Quan hệ điều kiện: Hễ trời mưa to thi đường này ngập nước.

Quan hệ bổ sung: Lính cơ, cai lệ vẫn nằm chầu chánh tổng ở bên bàn đèn, thủ quỹ, thư kí chánh hội, phó hội và các chức dịch ngổn ngang bề bộn ngồi ở cạnh những cuốn sách.

(Ngô Tất Tố)

Ghi nhớ:

  • Các vế của câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ. Những quan hệ thường gặp là: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thuyết), quan hệ tương phản, quan hệ tăng tiến, quan hệ lựa chọn, quan hệ bổ sung, quan hệ tiếp nối, quan hệ đồng thời, quan hệ giải thích.
  • Mối quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng nhất định. Tuy nhiên, để nhận biết chính xác quan hệ có ý nghĩa giữa các vế câu, trong nhiều trường hợp, ta phải dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp.

II. LUYỆN TẬP

Bài tập 1

Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu trong những câu ghép đã cho và cho biết mỗi vế câu có ý nghĩa gì trong mối quan hệ ấy.

a) Quan hệ giữa vế câu (1) và vế câu (2) là quan hệ nguyên nhân – kết quả. Quan hệ giữa vế câu (2) với vế câu (3) là quan hệ giải thích, vế câu (3) giải thích cho điều ở vế câu (2).

b) Hai vế câu có quan hệ điều kiện – kết quả.

c) Các vế câu có quan hệ tăng tiến.

d) Các vế câu có quan hệ tương phản.

e) Đoạn trích này có hai câu ghép. Câu đầu dùng từ rồi nối hai vế câu, từ này chỉ quan hệ thời gian nối tiếp. Câu sau không dùng quan hệ từ nối hai vế câu, thế nhưng vẫn ngầm hiểu được giữa hai vế câu chứa quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Bài tập 2

Đoạn trích 1: Quan hệ giữa các vế câu là quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Đoạn trích 2 Quan hệ giữa các vế câu là quan hệ nguyên nhân – kết quả.

Bài tập 3

Không thể tách mỗi vế câu trong từng câu ghép thành một câu đơn. Vì làm như thế sẽ mất đi tính mạch lạc của lập luận. Mỗi câu ghép trình bày một việc mà lão Hạc nhờ cậy ông giáo. Tác giả cố tình viết câu dài để tái hiện cách kể dông dài của lão Hạc.

Bài tập 4

a) Quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thứ hai là quan hệ điều kiện – kết quả. Nếu tách mỗi vế câu thành một câu đơn thì không thể hiện rõ được mối quan hệ này.

b) Thử tách mỗi vế trong các câu ghép thứ nhất và thứ ba thành một câu đơn.

Thôi! u van con. U lạy con. Con có thương thầy, thương u con đi ngay bây giờ cho u.

Thế là một loạt câu ngắn xếp cạnh nhau khiến người đọc hình dung một lối nói nhát gừng hay uất nghẹn. Trong khi đó, trong văn cảnh này cách viết của tác giả thể hiện lối nói kể lể thiết tha, van vỉ của chị Dậu.

Mai Thu

0