Bài 23 – Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Bài 23 – Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động Hướng dẫn I. Câu chủ động và câu bị động 1. – Câu a có chủ ngữ là: mọi người. – Câu b có chủ ngữ là: em. 2. Ý nghĩa của chủ ngữ trong hai câu trên khác nhau: – Chủ ngữ của câu a chỉ người thực hiện hoạt động hướng vào ...
Bài 23 – Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Hướng dẫn
I. Câu chủ động và câu bị động
1. – Câu a có chủ ngữ là: mọi người.
– Câu b có chủ ngữ là: em.
2. Ý nghĩa của chủ ngữ trong hai câu trên khác nhau:
– Chủ ngữ của câu a chỉ người thực hiện hoạt động hướng vào người khác.
– Chủ ngữ của câu b chỉ người được hoạt động của người khác hướng vào.
Ghi nhớ:
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đôi tượng của hoạt động).
II. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
1. Ở dẫn chứng đã cho, ta cần chọn câu b để điền vào chỗ trống:
“Em tôi là chi đội trưởng, là “vua toán” của lớp từ mấy năm nay, em được mọi người yêu mến…”.
2. Giải thích: Ta chọn câu b điền vào chỗ trông để mạch văn trong câu được thông nhất.
Ghi nhớ:
Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất.
LUYỆN TẬP
– Trong đoạn thứ nhất có hai câu bị động:
+ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
+ Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
(Cả hai câu này đều lược bỏ chủ ngữ)
– Trong đoạn thứ hai có một câu bị động:
+ Tác giả “Mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ.
Tác giả chọn cách viết như vậy để mạch văn trong toàn đoạn được thống nhất.
Mai Thu
Từ khóa tìm kiếm:
- Soạn bài Chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động