24/04/2018, 08:07

Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954)

Âm mưu của Pháp - Mĩ ở Đông Dương khi bước vào đông-xuân 1953-1954 như thế nào ? Trả lời: - Âm mưu của Mĩ: Trước tình thế bị sa lầy và thất bại của Pháp, Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương, ép Pháp phải kéo dài và mở rộng chiến tranh, tích cực chuẩn bị thay thế Pháp. - ...

Âm mưu của Pháp - Mĩ ở Đông Dương khi bước vào đông-xuân 1953-1954 như thế nào ?

Trả lời:

- Âm mưu của Mĩ: Trước tình thế bị sa lầy và thất bại của Pháp, Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương, ép Pháp phải kéo dài và mở rộng chiến tranh, tích cực chuẩn bị thay thế Pháp.

- Được sự hậu thuẫn của Mĩ, ngày 7 - 5 - 1953, Pháp cử Nava làm Tổng chỉ huy quân đội ở chiến trường Đông Dương, lập ra kế hoạch Nava với mục đích “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

- Kế hoạch Nava:

+ Thu đông 1953, xuân 1954: giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược vùng Trung Bộ và Nam Đông Dương. Mở rộng ngụy quân, tập trung binh lực, xây dựng quân đội mạnh.

+ Thu đông 1954: chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược để giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán kết thúc chiến tranh.


Diễn biến cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 của quân dân ta.

Trả lời:

- Cuối tháng 9 - 1945, Bộ Chính trị họp ở Việt Bắc và đưa ra kế hoạch quân sự trong Đông Xuân 1953 - 1954 với nhiệm vụ tiêu diệt sinh lực địch là chính.

- Thực hiện Quyết nghị của Bộ chính trị, trong đông xuân 1953-1954, quân ta đã mở một loạt chiến dịch tấn công ở hầu hết các chiến trường Đông Dương.

- Tháng 12 - 1953, quân chủ lực của ta đã tấn công và loại khỏi vòng chiến nhiều tên địch ở Lai Châu giải phóng thị xã.

- Tháng 2 - 1954, quân ta tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng toàn tỉnh Kom Tum, bao vây Plâyku.

- Ở Nam Bộ, quân chủ lực tiến công vào vùng địch chiếm đóng, đẩy mạnh phong trào đấu tranh của nhân dân kết hợp với địch vận.

- Ở Nam Bộ, giải phóng nhiều vùng rộng lớn như Điện Bàn (Quảng Nam).

- Ở các khu vực khác, quân ta cũng giành thế chủ động và giải phóng được nhiều nơi.


Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã được chuẩn bị và giành thắng lợi như thế nào ? Nêu ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ.

Trả lời:

* Diễn biến:

- Tháng 12 - 1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực lượng của địch ở đây, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào.

- Tháng 3 - 1954, quân ta đã chuẩn bị đầy đủ cho cuộc Tổng tiến công tập đoàn cứ điểm ở Điện Biên Phủ.

- Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm 3 đợt:

+ Đợt 1: từ ngày 13 đến 17 - 3 - 1954: tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Việt Bắc.

+ Đợt 2: Từ ngày 30 -3 đến 26 - 4 - 1954: đồng loạt tiến công các phân khu Trung tâm, chiếm hầu hết các cứ điểm của Pháp, tạo điều kiện không chế, chia cắt lực lượng của Pháp.

+ Đợt 3: từ ngày 1-5 đến 7-5-1954: đồng loạt tiến công phân khu Trung tâm và phân khu Nam, tiêu diệt các cứ điểm còn lại của Pháp.

* Ý nghĩa:

- Chiến thắng Điện Biên Phủ đã giáng một đòn quyết định, đập tan nỗ lực cuối cùng của thực dân Pháp và can thiệp của Mĩ, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Giơnevơ, tạo điều kiện giải phóng một nửa đất nước.

- Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ chứng tỏ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là nhân tố quyết định đến thắng lợi cuối cùng, buộc Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ, lập lại hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương.

- Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.

- Khẳng định sự giúp đỡ to lớn về cả vật chất và tinh thần của bạn bè quốc tế.

- Tăng niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.

- Chiến thắng Điện Biên Phủ mang tầm vóc thời đại, góp phần to lớn vào phong trào đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ của nhân loại.


Hãy nêu những nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương.

Trả lời:

* Nội dung Hiệp định Giơnevơ:

- Các bên tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương; cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.

- Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.

- Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

- Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương. Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia bất cứ khối liên minh quân sự nào và không để cho nước khác dùng lãnh thổ của mình vào việc gây chiến tranh hoặc phục vụ cho mục đích xâm lược.

- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát và giám sát của Ủy ban quốc tế.

- Trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ thuộc về những người ký Hiệp định và những người kế tục họ.

* Ý nghĩa:

- Hiệp định Giơnevơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.

- Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân nhân ta, song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc.

- Buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút quân đội về nước. Mĩ thất bại trong âm mưu xâm lược Đông Dương.


Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954).

Trả lời:

* Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhờ sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo; toàn dân đoàn kết một lòng.

- Nhờ có hệ thống chính quyền nhân dân trong cả nước, mặt trận dân tộc được thống nhất, mở rộng, lực lượng vũ trang không ngừng lớn mạnh.

- Có sự đoàn kết, giúp đỡ của hai nước Lào, Campuchia, hình thành liên minh chiến đấu chung trong khu vực Đông Dương.

- Được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ tiến bộ trên toàn thế giới.

* Ý nghĩa:

- Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ trên đất nước Việt Nam. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiếp tục đấu tranh thống nhất đất nước.

- Giáng một đòn nặng nề vào âm mưu xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trên thế giới.


Lập bảng niên biểu các sự kiện lịch sử lớn của nước ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ sau chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950 đến khi kết thúc cuộc kháng chiến (7-1954)

Trả lời:

Thời gian Sự kiện
2 - 1951 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng.
1950 - 1951 Chiến dịch Trung du, Chiến dịch đường số 18, chiến dịch Hà Nam Ninh.
Đông - xuân 1951 -1952 Chiến dịch Hòa Bình.
Thu - đông 1952 Chiến dịch Tây Bắc.
Xuân - hè 1953 Chiến dịch Thường Lào.
9 - 1953 Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương họp ở Việt Bắc để bàn về kế hoạch quân sự trong Đông xuân 1953 - 1954 .
1954 Chiến dịch Điện Biên Phủ.
21 - 7 - 1954 Ký kết Hiệp định Giơnevơ

Chứng minh: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất của ta trong kháng chiến chống Pháp và là thắng lợi quyết định buộc thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ năm 1954, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương.

Trả lời:

1) Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược lần thứ hai của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh trải qua 9 năm (1945-1954). Trong 9 năm chống Pháp, chúng ta đã có nhiều thắng lợi trên mặt trận quân sự như: Chiến thắng Việt Bắc thu-đông (1947), chiến thắng Biên giới thu-đông (1950), các chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ từ cuối năm 1950 đến giữa năm 1951 (chiến dịch Trần Hưng Đạo, Hoàng Hoa Thám, Quang Trung), chiến dịch Hòa Bình đông-xuân 1951-1952, những thắng lợi trong cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954,….và có cả những chiến dịch phối hợp với quân dân Lào (chiến dịch Thượng Lào xuân hè 1953, Trung Lào tháng 12-1953, Thượng Lào tháng 1-1954). Mỗi chiến dịch ta giành thắng lợi nêu trên đều có ý nghĩa quan trọng, làm cho quân độ Pháp lâm vào tình trạng khó khăn, buộc phải dựa vào sự viện trợ của Mĩ (từ năm 1950). Song thắng lợi của các chiến dịch này chưa đủ để buộc Pháp phải kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược.

2) Thắng lợi của cuộc Tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954, mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp có Mĩ giúp sức. Kế hoạch Nava được coi là quân bài cuối cùng của Pháp và Mĩ trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Cả Pháp và Mĩ đều hi vọng sẽ kết thúc chiến tranh trong danh dự trong vòng 18 tháng (kế hoạch này được đưa ra vào tháng 5-1953). Nhưng tất cả ý đồ của Pháp và Mĩ đều bị chúng ta làm phá sản, trong đó nếu các cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 bước đầu ta làm phá sản kế hoạch Nava, thì chiến thắng Điện Biên Phủ đã làm thất bại hoàn toàn kế hoạch ấy. Như vậy, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta, góp phần quyết định vào thắng lợi trên bàn đàm phán ở Hội nghị Giơnevơ.

3) Hi vọng sớm kết thúc chiến tranh có lợi cho mình, Pháp và Mĩ đã chọn Điện Biên Phủ để xây dựng tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương. Tập đoàn này gồm 49 cứ điểm, chia làm 3 phân khu (phân khu Bắc, phân khu Trung tâm và phân khu Nam), quân đội được trang bị nhiều loại vũ khí vào loại hiện đại, tối tân nhất. Chúng tuyên bố, đây sẽ là “pháo đài bất khả xâm phạm”, nếu quân ta động đến sẽ bị nghiền nát. Về phía ta, Đảng và Chính phủ thể hiện quyết tâm phải làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava bằng việc tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Trong lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp, chưa có chiến dịch nào ta lại chuẩn bị chu đáo, đầy đủ như vậy. Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đều chung một ý chí: Tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thăng.

Kết quả, qua 3 đợt tấn công (từ 13-3 đến 7-5-1954), toàn bộ quân Pháp ở Điện Biên Phủ là 16200 tên đều bị tiêu diệt hoặc bị bắt sống.

Nước Pháp coi đây là thất bại nhục nhã nhất, cả nước treo cờ rủ trong 1 tuần lễ.

4) Trong kháng chiến chống Pháp, ngay từ ban đầu Đảng và Chính phủ ta không hề muốn chiến tranh, muốn hòa bình và độc lập dân tộc. Chúng ta đã nhiều lần thể hiện thiện chí này: kí với Pháp Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, Tạm ước 14-9-1946, nhưng chúng không nghiêm chỉnh chấp hành, ngược lại vẫn thể hiện dã tâm xâm lược nước ta lần nữa. Vì vậy, cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược bùng nổ (19-12-1946).

Trước khi diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ, Đảng và Chính phủ ta vẫn sẵn sàng thương lượng với Pháp để có một nền hòa bình, tránh chiến tranh đổ máu, nhưng Pháp không chấp nhận. Điều này chứng tỏ, nếu ta không có thắng lợi quyết định về mặt quân sự thì không thể giành thắng lợi trên bàn đàm phán. Nhận thức rõ yếu tố quyết định đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp là chiến thắng về mặt quân sự, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân đã quyết tâm mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Chiến dịch kết thúc thắng lợi đã buộc Pháp và Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Giơnevơ. Kết quả của Hội nghị sau đó đã giúp cho miền bắc nước ta (từ vĩ tuyến 17) được giải phóng. Từ năm 1954, miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc cho cuộc kháng chiến chống Mĩ sau này.

Zaidap.com

0