Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925
Nêu chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Viêt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Trả lời: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Viêt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất: Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam: - Vốn đầu tư chủ yếu là vào nông nghiệp ...
Nêu chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Viêt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
Trả lời:
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Viêt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:
Pháp tăng cường đầu tư vào Việt Nam:
- Vốn đầu tư chủ yếu là vào nông nghiệp (trong đó nhiều nhất là đồn điền cao su).
- Mở mang một số ngành công nghiệp: dệt, muối...Coi trọng việc khai thác mỏ, đặc biệt là mỏ than.
- Thương nghiệp: giao lưu buôn bán nội địa phát triển mạnh.
- Giao thông vận tải được phát triển, chủ yếu phục vụ mục tiêu của chúng.
- Ngân hàng Đông Dương nắm toàn bộ quyền chỉ huy nền kinh tế Đông Dương.
- Pháp cho tăng các loại thuế
Tất cả các chính sách của Pháp đối với kinh tế Việt Nam đều nhằm mục đích bóc lột nền kinh tế Việt Nam, mang lại lợi ích kinh tế cho tư bản Pháp, nhằm phục hồi nền kinh tế Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, các giai cấp ở Việt Nam có sự chuyển biến ra sao ?
Trả lời:
Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, các giai cấp ở Việt Nam có sự chuyển biến:
- Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục bị phân hóa. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ tham gia vào phong trào chống Pháp.
- Giai cấp nông dân: mâu thuẫn của giai cấp này đối với đế quốc và tay sai vô cùng gay gắt. Đây là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.
- Giai cấp tiểu tư sản: phát triển nhanh chóng về số lượng, họ có tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay sai.
- Giai cấp Tư sản: ra đời sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phân hóa thành hai bộ phận: Tư sản mại bản (quyền lợi gắn với đế quốc) và Tư bản dân tộc (có khuynh hướng dân tộc và dân chủ).
- Giai cấp công nhân Việt Nam: phát triển nhanh chóng về số lượng, trở thành một động lực của phong trào dân tộc và dân chủ.
Nêu tóm tắt hoạt động yêu nước của người Việt Nam ở nước ngoài trong những năm 1919-1925
Trả lời:
Phan Bội Châu
- Sau những năm bôn ba hoạt động ở Nhật, Trung Quốc không thành công, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc giam năm 1913 đến năm 1917 được tự do.
- Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của nước Nga đối với Phan Bội Châu.
- Tháng 6/1925, Phan Bội Châu bị Pháp bắt tại Thượng Hải (Trung Quốc), đưa về an trí ở Huế.
* Phan Chu Trinh:
- 1911 Phan Chu Trinh ra khỏi nhà tù Côn Đảo , sang Pháp tiếp tục hoạt động .
- 1922 Phan Châu Trinh viết “Thất điều thư” vạch 7 tội của Khải Định.
- 6/1925 PCT về nước , tiếp tục tuyên truyền ,đả phá chế độ quân chủ, đề cao dân quyền …được thanh niên và nhân dân hưởng ứng.
* Tâm tâm xã
- Lê Hồng Sơn , Hồ Tùng Mậu , Nguyễn Công Viễn…… lập tổ chức Tâm tâm xã 1923.
- 19/6/1924 Phạm Hồng Thái mưu sát toàn quyền đông Dương(Mec lanh) ở Sa Diện (Quảng Châu- Trung Quốc). Việc không thành, PHT anh dũng hy sinh, tiếng bom nhóm lại ngọn lửa chiến đấu của nhân dân ta”như chim én nhỏ báo hiệu mùa xuân”
* Hoạt động của Việt Kiều ở Pháp
- Nhiều Việt kiều tại Pháp tham gia hoạt động yêu nước ,chuyển tài liệu, sách báo tiến bộ về nước.
- Năm 1925, lập”Hội những người lao động trí óc Đông Dương”.
Hoạt động yêu nước của Nguyễn Ái Quốc
Sau nhiều năm bôn ba khắp thế giới, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp 1917, gia nhập Đảng Xã hội Pháp 1919.
- 18/6/1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ai Quốc gửi tới hội nghị Versailles “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi Pháp và Đồng minh thừa nhận quyền tự do, dân chủ , quyền bình đẳng của nhân dân An Nam.
- Tháng 07/1920 Nguyễn Ai Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin, khẳng định con đường giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.
- 25/12/1920, tham dự Đại hội Đại biểu của Đảng Xã hội Pháp ở Tua , gia nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành đảng viên Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
1921, Người lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Paris để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, ra báo “Người cùng khổ ” là cơ quan ngôn luận của Hội.
- Người còn viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân…, đặc biệt là tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.
- 6/1923: Người đến Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10/1923) và Đại hội Quốc tế Cộng sản lần V (1924)
- 11/11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Tháng 6/1925: Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp.
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp đã tác động đến tình hình kinh tế, giai cấp xã hội Việt Nam như thế nào ?
Trả lời:
Về kinh tế: Nền Kinh tế Việt Nam tuy có một số biến chuyển tuy nhiên về cơ bản vẫn là nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát triển
Về sự phân hóa giai cấp: Bên cạnh những giai cấp cũ, xã hội Việt Nam xuất hiện thêm các giai cấp mới, tiếp tục bị phân hóa và có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tham gia cách mạng...
Lập niên biểu những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919 đến năm 1925 theo nội dung sau: thời gian, nội dung hoạt động, ý nghĩa.
Trả lời:
Thời gian | Nội dung hoạt động | Ý nghĩa |
18/6/1919Gửi tới hội nghị Véc xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam, đòi Chính phủ Pháp và các nước đồng minh công nhận các quyền của dân tộc Việt Nam. | Tạo ra tiếng vang lớn ở cả Pháp và Việt Nam. | |
1920 | Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. | Khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam. |
25/12/1920 | Người tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và thành lập ĐCS Pháp. | Thể hiện quan điểm lập trường của Người và trở thành một trong người tham gia sáng lập ĐCS Pháp. |
1921 | Nguyễn Ái Quốc cùng một số người yêu nước của một số dân tộc lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari, cùng nhau đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. | Khẳng định tinh thần quốc tế vô sản. |
6/1923 | Người đến Liên Xô dự hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại hội V của Quốc tế Cộng sản. | Gắn kết cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng vô sản. |
11/1924 | Người đến Quảng Châu, tuyên truyền, giáo dục lí luận cách mạng , xây dựng tổ chức cho cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. | Bước vào thời kỳ chuẩn bị hoàn thiện về lí luận, tổ chức cho cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam. |
Hãy nêu nhận xét về phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam trong những năm 1919-1925
Trả lời:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, dưới tác động cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai và chính sách thống trị của thực dân Pháp cũng như ảnh hưởng của tình hình thế giới, phong trào cách mạng Việt Nam có chuyển biến mới, lực lượng tham gia đông đảo, mục tiêu, hình thức phong trào đấu tranh phong phú.
Về lực lượng của phong trào rất phong phú: có những sỹ phu đã chuyển sang lập trường dân chủ tư sản, tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, lại có những hoạt động đấu tranh của tư sản, tiểu tư sản, phong trào công nhân, nông dân.
Về mục tiêu: có những phong trào theo khuynh hướng vô sản, tiêu biểu là những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc.
Về hình thức đấu tranh: có cả đấu tranh tập hợp, công khai, hoạt động bí mật, bất hợp pháp. Về quy mô diễn ra rộng lớn, cả ở trong nước và hải ngoại (Pháp, Trung Quốc).
Zaidap.com